Nhận Thức Là Gì? Các Giai Đoạn Của Nhận Thức

Nhận thức là gì? Nhận thức trong tiếng anh là Cognition là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Đang xem: Khái niệm nhận thức là gì

Cùng tìm hiểu khái niệm nhận thức là gì và các giai đoạn của nhận thức trong bài viết dưới đây nhé.

Nhận thức là gì?

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.

Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

*
*
*
*
*
*
*

Mai An Tiêm khám phá ra dưa hấu nhờ suy luận logic “thức ăn chim ăn được thì người cũng ăn được”

Đặc điểm của nhận thức lý tính là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng đồng thời cũng là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Về cơ bản nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Theo đó, nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Trong khi đó, nhận thức lý tính phải dựa vào nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phẩm của nhận thức cảm tính.

Ngược lại nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi hơn, nhạy bén hơn và chính xác hơn, có lựa chọn và ý nghĩa hơn.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói một cách dễ hiểu thì thực tiễn là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực, muc đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và cải tạo thế giới mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

So sánh nhận thức và tình cảm

Giống nhau

Nhận thức và tình cảm đều phản ánh:

Hiện thực khách quan: chỉ khi có hiện thực khách quan tác động vào con người mới xuất hiện tình cảm và nhận thức.

Tính chủ thể: cả tình cảm và nhận thức đều mang những đặc điểm riêng của mỗi người với cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau

Bản chất xã hội, lịch sử: nhận thức và tình cảm đều mang bản chất xã hội. Dựa vào những phong tục, tập quán, lịch sử, xã hội của nơi mà bạn sinh sống hình thành nên.

Ví dụ: Người Việt Nam đi bên phải mới đúng, người Anh đi bên trái mới đúng. Hay người Việt quan trọng thuần phong mỹ tục vì vậy nếu mặc đồ hở hang vào chùa hay gặp mặt người lớn được cho là thiếu ý tứ, thiết tế nhị và sai sót.

Khác nhauNội dung phản ánh của tình cảm và nhận thức là khác nhau. Theo đó, tình cảm phản ánh các sự vật, hiện tượng gắn liền với nhu cầu và động cơ của con người. Ngược lại nhận thức phản ánh thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan.

Xem thêm: Cánh Cửa Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Cánh Cửa Trong Tiếng Anh

Ví dụ: A đang làm việc tại công ty. A nhận được tin nhắn là mẹ bị ốm.

Về mặt tình cảm: A cảm thấy lo lắng, hoang mang suốt thời gian còn lại và không thể tập trung vào công việc.

Về mặt nhận thức: A nhận thức rõ việc mẹ bị ốm. Mẹ bị ốm vì nguyên nhân gì? Có nặng hay không? Có người chăm sóc mẹ hay chưa?..

Phạm vi phản ánh của tình cảm mang tính chọn lựa. Nó chỉ phản ánh những sự vật có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu hoạt động cơ của con người mới gây nên tình cảm. Trong khi đó, phạm vi phản ánh của nhận thức lại ít tính lựa chọn hơn và có phạm vi rộng hơn. Theo đó, bất cứ sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan tác động vào các giác quan của ta đều được phản ánh với những mức độ sáng tỏ, đầy đủ, chính xác khác nhau.

Ví dụ: D học toán nhiều nhất trong các môn học ở trường

Về mặt tình cảm: D thích những con số, thích tính toán nên D học toán

Về mặt nhận thức: D cho rằng toán là một môn học quan trọng. Toán giúp ích cho D trong việc đạt thành tích học tập tốt hơn và tốt cho tương lai của D sau này.

Phương thức phản ánh của tình cảm thể hiện qua những rung cảm, những trải nghiệm có được. Phương thức phản ánh của nhận thức thể hiện qua những hình ảnh (cảm giác, tri giác) và bằng những khái niệm (tư duy).

Ví dụ: B thích váy suông

Về tình cảm: B thấy những chiếc váy suông rấ xinh xắn, thoải mái và dễ phối đồ.

Về nhận thức: B cho rằng váy suông hợp với thân hình quả lê, mặc váy suông có thể giúp B che đi các khuyết điểm của bản thân và phù hợp với môi trường làm việc nhiều nam giới, hay vận động của mình.

Con đường hình thành của tình cảm thường rất khó khăn. Tuy nhiên khi đã hình thành thì tình cảm này bền vững và khó mất đi. Nhận thức thì ngược lại rất dễ hình thành nhưng cũng dễ mất đi.

Ví dụ: H yêu tiếng anh

Về tình cảm: Để hình thành tình yêu tiếng anh của H rất khó nhưng khi đã hình thành thì H lại khó bỏ việc tìm hiểu và học thêm về tiếng anh nhiều hơn.

Về nhận thức: H yêu tiếng anh vì muốn sẽ đi London hay để tìm bạn trai. Tuy nhiên sau một thời gian H muốn đi Tây Ban Nha thì H ngay lập tức bỏ tiếng anh.

Xem thêm: Cấu Trúc Không Gian Đô Thị Là Gì ? Không Gian Đô Thị Tp

Vậy là honamphoto.com vừa chia sẻ đến bạn đọc một trong những kiến thức tâm lý cơ bản. Tin rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhận thức là gì? các giai đoạn của nhận thức và sự khác nhau của nhận thức và tình cảm.

Tham khảo thêm các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý của honamphoto.com tại: https://honamphoto.com/dich-vu-tham-van-tam-ly/ nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *