Trong dòng lịch sử dài của mỗi triều đại vua quan, mỗi vương quốc và quan hệ quốc tế đều dựa trên mong mỏi sâu thẳm của nhân loại là tìm được cách phát triển đất nước tiến bộ, văn minh, quyền sống bình đẳng cho muôn dân, kinh tế an sinh mở mang hòa bình, giao thương tấp nập, an bình hòa thuận trong ngoài, bền vững muôn thuở…
Nguyên nghĩa của danh từ “Kinh tế” không phải mới xuất hiện trong từ điển của xã hội hiện đại, nó khởi nguồn trong cụm từ “Kinh Bang Tế Thế” (hán-việt). “Kinh” trong Kinh Bang – Trị nước, “Tế” trong Tế Thế – Giúp đời, là danh từ thuần nguyên ban đầu để nói về hình tượng nhà vua đi vi hành, tuần thú thăm nom đời sống tinh thần và vật chất của dân chúng, của bề tôi, để tìm ra những thiếu sót và tìm cách phát triển góp phần an định xã hội, làm giảm gánh nặng cho dân.
Đang xem: Kinh bang tế thế là gì
***
Người xưa nói đến kinh tế, thì phẩm chất và đức hạnh là song song đi kèm như một định lý muôn thuở. Vị vua nào cũng biết tự tu tỉnh bản thân để những hào kiệt trí sỹ mong mỏi tìm đến mà cống hiến tâm đức tài tuệ của mình.
Xuất phát điểm sâu xa hơn nữa từ thời xã hội nguyên thủy lạc hậu, khi vùng đất nông nghiệp còn ít, diện tích đất canh tác cũng ít, ngũ cốc khan hiếm, tinh thần và đạo đức con người khi ấy đơn thuần, cao thượng, sống trong tình cảnh chế độ xã hội chưa có những phức tạp lớn về cải cách đời sống, chính sách thuế má chưa chú trọng, giao dịch công bằng duy trì cuộc sống thường hằng. Đó chính là nền tảng kinh tế của xã hội nhân loại chính thường, thuần túy.
Khang Hy (1654-1722), vị Hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Thanh, cũng là vị Hoàng đế ngồi trên ngai vàng lâu nhất lịch sử Trung Quốc (61 năm). Ông là vị vua ham học đến tận cuối đời, quảng đại bác ái, trên thông kinh văn dưới tường địa lý, biệt tài thao lược đảm đương quân sự từ khi 16 tuổi. Ông cũng được xem là mở đầu cho thời kỳ “Khang Càn thịnh thế” đã giúp đế quốc Thanh hoàn toàn thống nhất lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, Đài Loan, nhiều phần vùng cận Đông nước Nga, bảo hộ Mông cổ và Triều tiên. Ông là vị minh quân hiếm có từ xưa đến nay nổi tiếng khắp toàn thiên hạ.
Khang Hy rất nghiêm khắc với bản thân. Lúc ông mới 5 tuổi vào thư phòng đọc sách, công phu cả ngày lẫn đêm, bất luận là thời tiết giá lạnh hay nóng bức, ông vẫn đọc đến mức quên ăn quên ngủ. Ông còn rất thích thư pháp: “Mỗi ngày viết hơn ngàn chữ, chưa bao giờ gián đoạn”. Ông đọc bộ sách “Tứ thư” – “Đại học”, “Trung dung”, “Luận ngữ”, “Mạnh tử”, tự nhủ rằng nhất định bắt bản thân phải thuộc lòng từng chữ, không bao giờ tự lừa dối mình. Cho đến khi đã ở độ tuổi 60, ông vẫn tay không rời sách.
Hoàng đế Khang Hy. (Ảnh: youtube.com)
Ông tinh thông rất nhiều ngành học như văn học, lịch sử, địa lý, toán học, y học, v.v., học thức phong phú đến mức rất nhiều vị học giả cũng khó lòng sánh kịp. Ông tổ chức biên soạn các bộ “Minh sử”, “Toàn Đường thi”, “Khang Hy tự điển”, lưu lại cho hậu thế nhiều tài nguyên văn hóa quý giá. Từ khi tự mình chấp chính cho đến trước lúc băng hà, mỗi ngày ông đều kiên trì ngự điện nghe chính sự, một năm 4 mùa, không kể là giá lạnh hay nóng bức, chưa bao giờ gián đoạn. Chỉ trừ những lúc bị bệnh, gặp chuyện quốc gia đại sự, hoặc biến cố trọng đại, ngoài ra hầu như không có ngày nào là không lên điện để lắng nghe chính sự.
Sau khi dẹp loạn Tam phiên, vua Khang Hy đã vi hành, tuần thú ở Giang Nam góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển. Điển hình về cải cách của ông trong kinh tế thời đó chính là:
– Xóa bỏ chế độ khoanh đất sản xuất theo kiểu nông nô, nhờ vậy đất đai được trả về tay nông dân
– Xây dựng các công trình thủy lợi: Công trình thủy lợi nổi bật nhất thời Khang Hy là đê sông Hoàng Hà. Việc làm thủy lợi sông Hoàng Hà đảm bảo sự thông suốt của Đại Vận Hà (kênh đào lớn từ thời Tùy), giúp vận chuyển hàng triệu tấn lương thực trong nước.
– Khuyến khích khẩn hoang: Khang Hy cho thi hành chính sách khuyến khích khai khẩn, ai có công khai khẩn thì được hưởng. Ông yêu cầu các quan lại phải thực thi, trong 5 năm phải khẩn hoang hết vùng đất do mình cai trị. Ông ra lệnh kêu gọi lưu dân tham gia sản xuất nông nghiệp, bất kể ai dù là người bản địa hay di cư đều xếp vào Bảo, Giáp để tham gia khẩn hoang. Lưu dân tham gia khẩn hoang được sở hữu một phần đất đai, do đó họ được đảm bảo chỗ ở và nguồn kiếm sống. Nhờ chính sách này, sản lượng lương thực trong nước tăng từ 527 vạn tấn lên 581 vạn tấn.
Nhờ chính sách khai hoang của Hoàng Đế Khang Hy mà sản lượng lương thực trong nước tăng từ 527 vạn tấn lên 581 vạn tấn. (Ảnh: ritebook.in)
– Giảm nhẹ thuế khóa: Thấy rõ bài học mất nước của triều Minh do chính sách thuế khóa nặng nề, ông cho thi hành cải cách thuế. Trong thời gian làm vua, ông đã 3 lần miễn thuế cho các địa phương, miễn thu lương thực 2 lần cho phía nam. Khi mất mùa hoặc có chiến tranh, ông đều hạ lệnh giảm thu tiền mặt và thu lương thực. Trước đây, thuế thu theo đầu người (“đinh ngân”), nhiều người không đủ tiền nộp. Năm 1712, ông tuyên bố lấy năm trước (1711) làm năm chuẩn để tính số đinh toàn quốc, về sau nếu số đinh gia tăng cũng không phải nộp thêm. Việc này gọi là “thịnh thế tư đinh, vĩnh bất gia phú” (thêm tráng đinh thời thịnh, mãi không tăng thuế). Chính sách này làm giảm gánh nặng cho dân, góp phần ổn định xã hội.
Xem thêm: Tổ Chức Cơ Sở Đảng Là Gì – Chương V: Tổ Chức Cơ Sở Đảng
Nếu Khang Hy một lòng vì dân, nỗ lực làm việc nước, trong tất cả các việc trị nước, quản lý quan lại và dân chúng, quản lý việc trị thủy lời nói và việc làm đều đi đôi với nhau, thì Trụ Vương, vị vua cuối cùng của triều Thương là một nhân vật hoang đàn khát máu, lửa khí tranh đấu ngút trời, vô cùng thông minh nhưng hùng biện gian giảo, cùng với Đát Kỷ chuyên làm những việc bạo ngược tàn hại sức dân gây ra sự sôi sục hận thù trong lòng muôn dân và quần thần.
Trong quá khứ, Trụ Vương là một người rất thông minh, sáng suốt, gương mặt khôi ngô tuấn tú, túc trí đa mưu, thân hình vạm vỡ có thể vật ngã 9 con trâu mộng, tay bưng cột nhà, trọng nông nghiệp. Thời cai trị của ông đánh dấu một xã hội triều Thương cực kỳ phát triển, nên đã dẫn quân chiến đấu trường kỳ tại khu vực Đông Di, cuối cùng san bằng được Đông Di, mở mang ra khu vực Đông Nam.
Nhân dân ở đây đã hấp thu nền văn hóa và kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Trung Nguyên, kinh tế xã hội rất phát triển. Nhưng chiến tranh đồng thời cũng tiêu hao quá nhiêu nguồn nhân lực và tài lực của vương triều nhà Thương, trút thêm gánh nặng và nỗi thống khổ cho nhân dân. Sự thống trị của vua Trụ trong thời kỳ cuối lại càng trở nên bạo ngược hơn. Nhằm hưởng lạc thú với ái phi Đát Kỷ, nhà vua không đếm xỉa đến sự sống chết của dân.
Trụ Vương là điển hình tiêu cực của phản truyền thống, phản quy tắc Nho giáo. Một vị vua vì đàn bà mà ăn chơi hưởng lạc mất đi bản tính của con người, mất đi lòng tin và sự hỗ trợ của dân chúng, dẫn đến sự sụp đổ kết thúc 661 năm cai trị của triều đại nhà Thương.
Trụ Vương là điển hình tiêu cực của phản truyền thống. Một vị vua vì đàn bà mà ăn chơi hưởng lạc mất đi bản tính của con người, mất đi lòng tin và sự hỗ trợ của dân chúng. (Ảnh: youtube.com)
***
Trong lịch sử Việt Nam thời cổ, một trong những hoạt động kinh tế là khai thác khoáng sản được tiến hành từ thời Lý (1009–1226). Qua nhiều triều đại, đến triều Nguyễn (1802–1945), hoạt động này được triển khai trên quy mô lớn. Trong khoảng thời gian từ năm 1802 đến năm 1858, 139 mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm,… đã được khai đào.
Bấy giờ có 5 phương thức khai mỏ: do nhà nước tổ chức, do thương nhân Hoa kiều lĩnh nhận, do các tù trưởng dân tộc thiểu số khai thác, do chủ mỏ là ông chủ người Việt và do nhân dân địa phương tự khai thác rồi nộp thuế theo đầu người. Chu Danh Hổ là trường hợp thuộc phương thức thứ tư.
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả khai thác thấp tại các mỏ do nhà nước trực tiếp chỉ đạo (mà khi triều đình bỏ cuộc, giao lại cho Hoa thương thì nhiều mỏ lại cho sản lượng khá cao) bắt nguồn từ chính sách khai thác của triều đình. Ấy là nhân lực huy động tuy đông nhưng đa số là binh lính và những dân phu được triệu tập theo chế độ binh dịch, lao dịch; họ bị vắt kiệt sức lao động nhưng tiền công được nhận rất thấp, thậm chí không được trả công – điều này khiến họ không hết lòng vì công việc. Mặt khác, kinh nghiệm khai đào, nấu quặng của họ gần như không có càng khiến các xưởng mỏ của triều đình như “hoa sớm nở tối tàn”.
Giang sơn xã tắc yên bình, thời đại nào cũng có lối đi đến thịnh trị, cũng là mưu cầu đại nghiệp, nhưng nếu vua, quan vì tham sân si ích kỷ tăm tối mà suy đồi, thiên hạ sợ hãi mà xa lánh hết thì thân làm vua nhưng bị sống trong tung tác của ma quỷ bên trong.
Xem thêm: Thế Nào Là Hoạt Động Xã Hội Là Gì ? Những Lợi Ích Của Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Xã Hội
Đường dùng để đi, vua mưu việc kinh bang, nhưng Đạo để tế thế là điều vua cần phải đạt! Mới nói “Kinh bang Tế thế” là “Trị nước – Giúp đời”, là việc trời đất giao trọng trách cho vua, quan.