Khu vực kinh tế cá thể đang là tấm đệm che đỡ mọi biến động của nền kinh tế, giảm nhẹ các tác động như thất nghiệp, thiên tai, như giảm đói nghèo và là tấm lưới an sinh xã hội vô hình mà nhiều nước khác không có. Ảnh: Minh Khuê |
(TBKTSG) – Ở đâu cũng vậy, mỗi khi một siêu thị mở ra, ắt hẳn hàng chục tiệm tạp hóa chung quanh bị ảnh hưởng, nặng thì phải đóng cửa, nhẹ thì giảm hẳn doanh thu. Ở Việt Nam, sự chuyển động như thế trong những năm qua diễn ra khốc liệt không kém. Chỉ cần điểm lại biết bao loại hình kinh doanh đã biến mất, biết bao người phải chuyển đổi cách sinh nhai khi nghề cũ bị đào thải, chúng ta sẽ hình dung được quá trình chuyển đổi này. Thế nhưng nó không thành một chủ đề nóng sốt trên báo chí, không thành những câu chuyện thời sự được bàn tán xôn xao. Đó là bởi các đặc điểm riêng có của khu vực kinh tế cá thể ở Việt Nam.
Đang xem: Kinh tế cá thể là gì
Quy mô khu vực kinh tế cá thể lớn hơn nhiều người tưởng
Khi nói đến các thành phần kinh tế, ai nấy đều nghĩ đến các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng thực tế, tỷ trọng đóng góp vào GDP của kinh tế tư nhân (năm 2012) chỉ là 11,1%, của khu vực FDI là 18,1% trong khi của kinh tế cá thể lên đến 33,2%!
Nói cho chính xác thì 33,2% đó có tính cả các hộ cá thể nông nghiệp. Loại trừ khu vực nông nghiệp này ra thì các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể vẫn chiếm khoảng 13-15% GDP, theo chính giải thích của Tổng cục Thống kê. Hàng triệu lao động làm những nghề như bán hàng rong, hớt tóc, chạy xe ôm, bán bún lề đường… đang tạo ra giá trị cho nền kinh tế còn cao hơn các doanh nghiệp tư nhân đình đám.Khu vực kinh tế cá thể trải qua nhiều biến động nhưng quy mô không hề giảm
Nếu quan sát sự lớn mạnh của nền sản xuất tư nhân, ắt nhiều người sẽ tưởng sản xuất cá thể phải giảm đi nhiều. Ngày xưa biết bao hộ gia đình sản xuất xà phòng, bột giặt nay chỉ còn vài ba doanh nghiệp lớn; các trung tâm thương mại ra đời, làm biết bao chợ nhỏ, chợ cóc phải dẹp đi; các loại xe lam, xe ôm giảm mạnh khi hệ thống xe buýt, taxi phát triển; một vài hệ thống siêu thị điện máy đã thay thế hàng chục ngàn cửa hàng điện tử quy mô nhỏ…
Hãy chú ý đến con số lao động khu vực kinh tế cá thể này đang sử dụng – gần 8 triệu người. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tuyển dụng được 2,6 triệu lao động và khu vực kinh tế nhà nước còn tệ hơn, số lượng lao động giảm mạnh, chỉ còn 1,66 triệu (năm 2012). Ngay cả khu vực doanh nghiệp tư nhân, thu hút được nhiều lao động nhất, cũng mới đạt 6,7 triệu người.
Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê (kết quả điều tra năm 2014) vẫn cho ra các con số tương tự: tính đến thời điểm tháng 10-2014, số lượng cơ sở cá thể là 4,671 triệu cơ sở và số lao động là 7,945 triệu người.
Hiệu quả khu vực kinh tế cá thể không cao nhưng là bệ đỡ tốt
Rõ ràng khu vực kinh tế cá thể ngày càng thua kém các khu vực kinh tế chính thức khác xét về mặt hiệu quả. Dù tỷ trọng đóng góp vào GDP thuộc loại lớn nhất nhưng tỷ trọng đóng thuế cho ngân sách chỉ có 2%!
Tranh luận gần đây giữa lãnh đạo các địa phương và các doanh nghiệp chế biến sữa là một minh họa rõ nét. Các doanh nghiệp chế biến sữa không mua sữa tươi của các hộ nuôi vài ba con bò sữa đơn giản chỉ vì nuôi theo kiểu cá thể như thế, giá thành sữa tươi sẽ cao hơn nhiều lần so với nuôi theo quy mô công nghiệp là hướng đi mà các doanh nghiệp chế biến sữa đang theo đuổi. Nuôi bò sữa theo hộ cá thể trước sau gì cũng lụi tàn như kiểu làm chuồng trong nhà để nuôi heo nuôi gà. Đó là quá trình không thể cưỡng lại được dù các địa phương có nỗ lực can thiệp đến đâu. Quá trình đô thị hóa càng thúc đẩy nhanh sự lụi tàn này.
Thế nhưng khu vực kinh tế cá thể đang là tấm đệm che đỡ mọi biến động của nền kinh tế, giảm nhẹ các tác động như thất nghiệp, thiên tai, như giảm đói nghèo và là tấm lưới an sinh xã hội vô hình mà nhiều nước khác không có.
Tạm thời cứ tin số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là đúng thì tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị tăng từ 11,84% trong quí 2-2015 lên 12,12% trong quí 3-2015. Con số thanh niên có bằng đại học không kiếm được việc làm còn cao hơn thế: đến 20% (225.500) cử nhân và thạc sĩ đang thất nghiệp. Họ làm gì để sống?
Hàng vạn con người là hàng vạn cảnh đời nhưng đa phần xoay xở làm tạm một nghề gì đó trong khu vực kinh tế cá thể để mưu sinh. Ở các nước phát triển, họ chỉ còn con đường chạy xe cho Uber để kiếm sống qua ngày nhưng ở Việt Nam, họ có thể bán cà phê, chạy bàn, giao hàng cho các dịch vụ mua bán trực tuyến, làm thợ hồ, làm thợ mộc hay về quê làm tiếp các nghề truyền thống của gia đình.
Nếu không có tấm đệm kinh tế cá thể, các vụ chấn động như kiểu lừa đảo bán hàng đa cấp liên quan đến 60.000 người ắt đã có những tác động xã hội xấu hơn nhiều. Ngay cả những vụ giải tỏa đất đai của người dân, bịt hết đường làm ăn của họ cũng sẽ bị phản đối dữ dội hơn nhiều trong tình huống xã hội không có bệ đỡ kinh tế cá thể.
Xem thêm: Hướng Dẫn Điền Details Of Relatives Form, Details Of Relatives Form Là Gì
Mô hình kinh tế tương lai vẫn nghiêng về hướng cá thể
Trong tình hình hiện nay, quá trình chuyển đổi từ kinh tế cá thể sang kinh tế tư nhân để tận dụng lợi thế về quy mô là không thể tránh được. Không cần sự thúc đẩy của chính sách, quy luật thị trường sẽ buộc các ngành nghề làm ăn cá thể không cạnh tranh nổi với làm ăn quy mô lớn sẽ đi dần vào chỗ lụi tàn, nhường bước cho doanh nghiệp lớn.
Thử nhớ lại trước đây thành phố nào cũng đều có hàng chục, hàng trăm cửa tiệm cắt may, cung cấp áo quần may đo cho từng cá nhân trong một thời gian dài. Nay chúng hầu như biến mất chỉ vì người ta chuyển đổi sang sử dụng quần áo may sẵn, theo dây chuyền công nghiệp vì tiện lợi hơn nhiều. Hàng loạt ví dụ như thế đang diễn ra quanh chúng ta, từng ngày từng giờ.
Thế nhưng với đặc điểm của nền kinh tế cá thể Việt Nam, cộng với các biến đổi trong phương thức kinh doanh do công nghệ thông tin đem lại, chưa chắc quá trình chuyển đổi này chỉ là một chiều: từ cá thể sang quy mô lớn. Vẫn có những dòng chảy quy mô lớn quay về cá thể mà chưa ai lường hết được.
Ở đây chỉ xin nêu một ví dụ nhỏ. Một doanh nghiệp tầm cỡ quyết định mở một loạt các cửa hàng tiện lợi, mở cửa suốt 24/24, tưởng đâu sẽ đè bẹp các quán cóc trong hẻm. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn, doanh nghiệp này mới thấy chi phí duy trì hoạt động, kể cả nhân sự bán hàng 3 ca thay nhau liên tục, cao hơn nhiều so với lợi nhuận thực tế. Đó là bởi doanh nghiệp này chưa hiểu hết ý nghĩa của câu “lấy công làm lời” mà nhiều hộ kinh doanh cá thể đang dùng làm phương châm.
Một cửa hàng ảo trên Facebook, một lối quảng bá truyền miệng, kể cả những hình thức manh nha của một nền kinh tế chia sẻ làm cho khu vực kinh tế cá thể có những triển vọng mới, với sức cạnh tranh mới, chưa biết cuối cùng đâu là phương thức sẽ tồn tại.
Bắt tay… cùng tham nhũng! Cụm từ các tập đoàn kinh tế tư nhân thích nghe nhất bởi nó có tiềm năng đem lại cho họ những dự án béo bở… là cụm từ “xã hội hóa”. Dưới lập luận xã hội hóa, biết bao nhiêu công trình ở các địa phương được triển khai bằng cách giao cho doanh nghiệp “thân hữu” không qua các khâu đấu thầu công khai. Mà “xã hội hóa” chỉ là một trong những khái niệm được bóp méo để phục vụ các nhóm lợi ích theo kiểu này. Với một nền kinh tế thị trường đầy đủ, đâu dễ để doanh nghiệp này trục xuất người dân ra khỏi mảnh đất họ đang làm chủ và đang sinh sống. Thế nhưng dưới lập luận đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, cả khu đất sẽ lọt vào tay doanh nghiệp một cách dễ dàng. Hiện nay Việt Nam chưa theo đuổi một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiểu theo nghĩa tôn trọng quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh mà linh hoạt sử dụng sự can thiệp của bộ máy hành chính trong nhiều trường hợp nhằm phục vụ những mục tiêu ngắn hạn nào đó. Chính sự nửa vời này đã tạo ra những khe hở và điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, không phải những người có tư tưởng bảo thủ thích sự can thiệp vào thị trường mà chính những doanh nghiệp “thân hữu” nói trên lại hết lòng cổ xúy cho nó. Xem thêm: Con Nhum Là Con Gì ? Công Dụng Của Nhum Biển Và Cách Sơ Chế Nhum Biển Chính sự bóp méo các quy luật kinh tế theo kiểu lợi ích nhóm như thế này đang tác động xấu đến nền kinh tế cá thể chứ không phải các biến động của quá trình chuyển đổi dưới tác động của quy luật cạnh tranh. Nên nhớ khu vực kinh tế cá thể là tấm đệm an sinh xã hội vô hình mà thiếu vắng nó, tác hại của sự bắt tay giữa quyền lực và tiền bạc càng gay gắt bội phần. |