NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tổng quan về la hán quảCông dụng thần kỳ của la hán quả4 cách chế biến quả la hán phổ biến và đơn giản
La hán quả là một vị thuốc phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng tuyệt vời. Trong Đông y, nó được mệnh danh là “quả thần tiên” bởi tác dụng điều trị một số căn bệnh nan y nguy hiểm. Tuy nhiên, loại thảo dược này liệu có thần kỳ như lời đồn đoán? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đang xem: Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của quả la hán trong y học cổ truyền
Tổng quan về la hán quả
Là loài thảo mộc dây leo bản địa ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Thái Lan, la hán quả có tên khoa học là Momordica Grosvenori Swingle, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả này còn được gọi là giả khổ qua, quang quả mộc miết…
Trong quan niệm Đông y, la hán quả có tính mát, vị ngọt, không độc khi đi vào đại trường và 2 kinh phế. Với tác dụng thanh nhiệt, ích phế, lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, hóa đàm chỉ khát, vị thuốc này được dùng để trị hỏa ho, ho gà, ho phế nhiệt, huyết táo, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản cấp hay mạn, đàm hỏa nội kết, đại tiện bí kết…
Vì là loại dược liệu lành tính nên la hán quả phù hợp với đa số mọi người.
Xem thêm: “Nói Chung” Tiếng Nói Chung Tiếng Anh Là Gì, Speaking Generally
Một số lưu ý khi sử dụng quả la hán
Trong quá trình dùng la hán quả để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Khi bổ quả, nếu phát hiện phần ruột bị bột, khô hoặc có mối mọt thì bạn nên bỏ đi vì quả đó có thể sẽ ít ngọt hoặc đã bị hỏng.Vì vị thuốc này thường được sấy khô và để lâu nên khi ngửi, bạn sẽ thấy mùi hơi khô mốc. Đó là chuyện bình thường.Quả la hán cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C.Dược liệu này có tính hàn và chứa đựng thành phần dưỡng chất đa dạng. Việc sử dụng quá nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…Để tránh tác dụng không mong muốn, người dùng nên tránh sử dụng kết hợp quả la hán với các loại thảo dược, thuốc trị bệnh hay thực phẩm chức năng khác.Người đang cảm lạnh, tiêu chảy, nhiễm hàn… hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của quả la hán không được dùng loại quả này.Trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần cân nhắc kỹ lưỡng hoặc trao đổi với thầy thuốc/bác sĩ trước khi dùng.
Xem thêm: Phun Mày Tán Bột Lông Mày Là Gì ? Giá Phun Mày Tán Bột Bao Nhiêu?
Với khả năng thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, la hán quả đã và đang trở thành loại dược liệu được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích sức khỏe ở mức tối đa, bạn cần chủ động tham vấn ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.