MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———

Luật số: 58/2010/QH12

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010

LUẬT

VIÊN CHỨC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theoNghị quyết số 51/2001/QH10,Quốc hội ban hành Luật viên chức.

Đang xem: Luật viên chức tiếng anh là gì

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quyđịnh về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lýviên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 2. Viên chức

Viên chức làcông dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sựnghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơnvị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luậtnày, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Viên chứcquản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu tráchnhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sựnghiệp công lập nhưng không phải là công chứcvà được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

2. Đạo đứcnghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù củatừng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

3. Quy tắcứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ vàtrong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặcthù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giámsát việc chấp hành.

4. Tuyển dụnglà việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chứctrong đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Hợp đồnglàm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyểndụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việclàm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗibên.

Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức

Hoạt động nghềnghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu vềtrình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lậptheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức

1. Tuân thủpháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt độngnghề nghiệp.

2. Tận tụy phụcvụ nhân dân.

3. Tuân thủquy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.

4. Chịu sựthanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhândân.

Điều 6. Các nguyên tắc quản lý viên chức

1. Bảo đảm sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.

2. Bảo đảmquyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Việc tuyểndụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩnchức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.

4. Thực hiệnbình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là ngườicó tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làmviệc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãikhác của Nhà nước đối với viên chức.

Điều 7. Vị trí việc làm

1. Vị trí việclàm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quảnlý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức đểthực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệpcông lập.

2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị tríviệc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làmtrong đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 8. Chức danh nghề nghiệp

1. Chức danhnghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ củaviên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

2. Bộ Nội vụ chủtrì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danhmục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.

Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạtđộng của đơn vị sự nghiệp công lập

1. Đơn vị sựnghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tưcách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

2. Đơn vị sựnghiệp công lập gồm:

a) Đơn vị sựnghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tàichính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập đượcgiao quyền tự chủ);

b) Đơn vị sựnghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ,tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lậpchưa được giao quyền tự chủ).

3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sựnghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệpcăn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy,nhân sự và phạm vi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Căn cứ điềukiện cụ thể, yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp công lậptrong từng lĩnh vực, Chính phủ quy định việc thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập, mối quan hệgiữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 10. Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệpcông lập và đội ngũ viên chức

1. Nhà nước tậptrung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụcông mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dântrong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoàicông lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế,giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểusố, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Chính phủphối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắpxếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạnchế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, cóhiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp.Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợinhuận.

3. Tiếp tục đổimới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịutrách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà nước của bộ,cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Nhà nướccó chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, cótrình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứngdịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đốivới người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Chương II

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA VIÊNCHỨC

Mục 1. QUYỀN CỦA VIÊN CHỨC

Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp

1. Được phápluật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Được đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được bảo đảmtrang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

5. Được quyếtđịnh vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

6. Được quyềntừ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

7. Được hưởngcác quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liênquan đến tiền lương

1. Được trả lươngtương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kếtquả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chínhsách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khókhăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vựcsự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởngtiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của phápluật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởngtiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơnvị sự nghiệp công lập.

Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉhàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Doyêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉhàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chứclàm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặcbiệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần;nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý củangười đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối vớilĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Được nghỉkhông hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý củangười đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làmviệc ngoài thời gian quy định

1. Được hoạtđộng nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Được ký hợpđồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phảihoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập.

3. Được góp vốnnhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổphần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chứcnghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Điều 15. Các quyền khác của viên chức

Viên chức đượckhen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chínhsách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trongnước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chếtdo thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sáchnhư thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

Mục 2.NGHĨA VỤ CỦA VIÊN CHỨC

Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức

1. Chấp hànhđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật củaNhà nước.

2. Có nếp sốnglành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

3. Có ý thứctổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng cácquy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Bảo vệ bímật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản đượcgiao.

5. Tu dưỡng,rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

1. Thực hiệncông việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

2. Phối hợp tốtvới đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

3. Chấp hànhsự phân công công tác của người có thẩm quyền.

4. Thườngxuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Khi phục vụnhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

a) Có thái độlịch sự, tôn trọng nhân dân;

b) Có tinh thầnhợp tác, tác phong khiêm tốn;

c) Không háchdịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

d) Chấp hànhcác quy định về đạo đức nghề nghiệp.

6. Chịu tráchnhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

7. Thực hiệncác nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý

Viên chức quảnlý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của Luật này và cácnghĩa vụ sau:

1. Chỉ đạo vàtổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền đượcgiao;

2. Thực hiệndân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quảnlý, phụ trách;

3. Chịu tráchnhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp củaviên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;

4. Xây dựngvà phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tàichính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

5. Tổ chức thựchiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãngphí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Điều 19. Những việc viên chức không được làm

1. Trốn tránhtrách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mấtđoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

2. Sử dụngtài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của phápluật.

3. Phân biệtđối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hìnhthức.

4. Lợi dụnghoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong,mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

5. Xúc phạmdanh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghềnghiệp.

6. Những việckhác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng,Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.

Chương III

TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VIÊNCHỨC

Mục 1. TUYỂNDỤNG

Điều 20. Căn cứ tuyển dụng

Việc tuyển dụngviên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 21. Nguyên tắc tuyển dụng

1. Bảo đảmcông khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.

2. Bảo đảmtính cạnh tranh.

3. Tuyển chọnđúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Đề cao tráchnhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng,người dân tộc thiểu số.

Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc,nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịchViệt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục,thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời,phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

c) Có đơnđăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịchrõ ràng;

đ) Có văn bằng,chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vịtrí việc làm;

e) Đủ sức khoẻđể thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứngcác điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lậpxác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

2. Những ngườisau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Mất năng lựchành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bịtruy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự củaTòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Điều 23. Phương thức tuyển dụng

Việc tuyển dụngviên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Điều 24. Tổ chức thực hiện tuyển dụng

1. Đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết địnhcủa mình.

Đối với đơn vịsự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lýđơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp chongười đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng.

2. Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.

3. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến tuyểndụng viên chức quy định tại Luật này.

Mục 2. HỢPĐỒNG LÀM VIỆC

Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đóhai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảngthời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụngđối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d vàđiểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng màtrong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiệnxong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyểnthành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luậtnày.

Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc

1. Hợp đồnglàm việc có những nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉcủa đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Họ tên, địachỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.

Trường hợpngười được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày,tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;

c) Công việchoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;

d) Quyền vànghĩa vụ của các bên;

đ) Loại hợp đồng,thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;

e) Tiềnlương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

g) Thời gianlàm việc, thời gian nghỉ ngơi;

h) Chế độ tậpsự (nếu có);

i) Điều kiệnlàm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;

k) Bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế;

l) Hiệu lực củahợp đồng làm việc;

m) Các cam kếtkhác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù củađơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồnglàm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lậpvới người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó mộtbản giao cho viên chức.

3. Đối vớicác chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứngđầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việcphải được sự đồng ý của cấp đó.

Điều 27. Chế độ tập sự

1. Ngườitrúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thờigian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầucủa vị trí việc làm được tuyển dụng.

2. Thời giantập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

3. Chính phủquy định chi tiết chế độ tập sự.

Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứthợp đồng làm việc

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên cóyêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trướcít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổsung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoảthuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp khôngthoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặcthoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.

2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hếthạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứvào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ củaviên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viênchức.

3. Việc tạmhoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiệntheo quy định của pháp luật về lao động.

4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vịkhác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sáchtheo quy định của pháp luật.

5. Khi viênchức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chứcvụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấmdứt.

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồnglàm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chứccó 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Viên chứcbị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 củaLuật này;

c) Viên chứclàm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạnbị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khisức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làmviệc;

d) Do thiêntai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủlàm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việclàm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

đ) Khi đơn vịsự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Khi đơnphương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biếttrước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ítnhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức docơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phươngchấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết địnhsau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Người đứngđầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việcvới viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức ốmđau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sởchữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

b) Viên chứcđang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được ngườiđứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;

c) Viên chức nữđang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừtrường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.

4. Viên chứclàm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấmdứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sựnghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bịtai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

5. Viên chứclàm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứthợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Không đượcbố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm cácđiều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

b) Không đượctrả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngượcđãi; bị cưỡng bức lao động;

d) Bản thânhoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chứcnữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốmđau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưahồi phục.

6. Viên chứcphải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc chongười đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với cáctrường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.

Xem thêm: Công Nghệ Ảo Hóa Là Gì ? Những Điều Cần Biết Về Công Nghệ Ảo Hóa

Điều 30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc

Tranh chấpliên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giảiquyết theo quy định của pháp luật về lao động.

Mục 3. BỔ NHIỆM, THAY ĐỔI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, THAY ĐỔI VỊTRÍ VIỆC LÀM CỦA VIÊN CHỨC

Điều 31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp

1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đượcthực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Làm việc ởvị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị tríviệc làm đó;

b) Người đượcbổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghềnghiệp đó.

2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đượcthực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch,khách quan và đúng pháp luật.

3. Viên chức đượcđăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lậpcó nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổnhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thihoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Các bộ, cơquan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chứcchủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp;điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm

1. Khi đơn vịsự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việclàm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

2. Việc lựachọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiệntheo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

3. Khi chuyểnsang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặccó thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều28 và Điều 31 của Luật này.

Mục 4. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức

1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trướckhi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung,cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡngviên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp,yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

3. Hình thứcđào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:

a) Đào tạo, bồidưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;

b) Bồi dưỡngtheo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;

c) Bồi dưỡngnhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

4. Các bộ, cơquan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chứcquy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồidưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

Điều 34. Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức

1. Đơn vị sựnghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng viên chức.

2. Đơn vị sựnghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo,bồi dưỡng.

3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tàichính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm.

Điều 35. Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo,bồi dưỡng

1. Viên chứctham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡngvà chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Viên chứcđược cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy địnhcủa pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồidưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.

3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếuđơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đàotạo theo quy định của Chính phủ.

Mục 5. BIỆT PHÁI, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM

Điều 36. Biệt phái viên chức

1. Biệt pháiviên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việctại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhấtđịnh. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quảnlý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn cửbiệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chứcđược cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức,đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thờigian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệmbảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chứcđược cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dântộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởngchính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạnbiệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệpcông lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm choviên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thựchiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Điều 37. Bổ nhiệm viên chức quản lý

1. Việc bổnhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập,tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủtục.

2. Căn cứ vàođiều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức giữ chức vụ quản lýđược bổ nhiệm có thời hạn không quá 05 năm. Trong thời gian giữ chức vụ quảnlý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; được tham gia hoạt động nghềnghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.

3. Khi viênchức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bổ nhiệm lại hoặckhông bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền bổnhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo nhu cầu côngtác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

4. Viên chứcquản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quảnlý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợpđược giao kiêm nhiệm.

5. Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứngđầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết địnhtheo phân cấp quản lý.

6. Chính phủquy định chi tiết Điều này.

Điều 38. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối vớiviên chức quản lý

1. Viên chức quảnlý có thể xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc được miễn nhiệm nếu thuộc một trongcác trường hợp sau:

a) Không đủ sứckhoẻ;

b) Không đủnăng lực, uy tín;

c) Theo yêu cầunhiệm vụ;

d) Vì lý dokhác.

2. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa đượcngười đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý cho thôigiữ chức vụ quản lý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Viên chứcquản lý sau khi được thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm được người đứng đầuđơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền bố trí vào vị trí việc làmtheo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

4. Thẩm quyền,trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc xin thôi giữ chức vụ quản lý, miễnnhiệm viên chức quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Mục 6. ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC

Điều 39. Mục đích của đánh giá viên chức

Mục đích củađánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm,đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối vớiviên chức.

Điều 40. Căn cứ đánh giá viên chức

Việc đánh giáviên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:

1. Các cam kếttrong hợp đồng làm việc đã ký kết;

2. Quy định vềđạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.

Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức

1. Việc đánhgiá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:

a) Kết quả thựchiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

b) Việc thựchiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

c) Tinh thầntrách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việcthực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

d) Việc thựchiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

2. Việc đánhgiá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điềunày và các nội dung sau:

a) Năng lựclãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

b) Kết quả hoạtđộng của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

3. Việc đánhgiá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khiký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật,bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường.

Điều 42. Phân loại đánh giá viên chức

1. Hàng năm,căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân loại như sau:

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ,

3. Hoàn thành nhiệm vụ;

4. Không hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 43. Trách nhiệm đánh giá viên chức

1. Người đứngđầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộcthẩm quyền quản lý.

2. Căn cứ vàođiều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánhgiá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước ngườiđứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.

3. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giáviên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đánh giá viênchức quy định tại Điều này.

Điều 44. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức

1. Nội dungđánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức.

2. Kết quả phân loại viên chức được công khaitrong đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Nếu khôngnhất trí với kết quả đánh giá và phân loạithì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.

Mục 7. CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC, HƯU TRÍ

Điều 45. Chế độ thôi việc

1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấpthôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy địnhtại khoản 2 Điều này.

2. Viên chứckhông được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bị buộcthôi việc;

b) Đơn phươngchấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29của Luật này;

c) Chấm dứt hợpđồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.

Điều 46. Chế độ hưu trí

1. Viên chứcđược hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luậtvề bảo hiểm xã hội.

2. Trước 06tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viênchức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đếnngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra quyết địnhnghỉ hưu.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc vớingười hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trícó nguyện vọng; trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng,người đó được hưởng một số chế độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý bảo đảmđiều kiện cho hoạt động chuyên môn do Chính phủ quy định.

Chương IV.

QUẢN LÝ VIÊN CHỨC

Điều 47. Quản lý nhà nước về viên chức

1. Chính phủthống nhất quản lý nhà nước về viên chức.

2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quảnlý nhà nước về viên chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Xây dựngvà ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bảnquy phạm pháp luật về viên chức;

b) Chủ trì phốihợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển độingũ viên chức trình cấp có thẩm quyền quyết định;

c) Chủ trì phốihợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống danh mục, tiêuchuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;

d) Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập,quản lý hồ sơ viên chức; phát triển và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về viênchức;

đ) Thanh tra,kiểm tra việc quản lý nhà nước về viên chức;

e) Hàng năm,báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về viên chức.

Điều 48. Quản lý viên chức

1. Nội dung quản lý viên chức bao gồm:

a) Xây dựng vịtrí việc làm;

b) Tuyển dụngviên chức;

c) Ký hợp đồnglàm việc;

d) Bổ nhiệm,thay đổi chức danh nghề nghiệp;

đ) Thay đổi vịtrí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết chế độ thôi việc;

e) Bổ nhiệm,miễn nhiệm viên chức quản lý; sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầucông việc;

g) Thực hiệnviệc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức;

h) Thực hiệnchế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức;

i) Lập, quảnlý hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức thuộc phạm viquản lý.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiệncác nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này. Người đứng đầu đơn vị sựnghiệp công lập chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về tình hình quản lý, sử dụngviên chức tại đơn vị.

3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ,cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý viênchức hoặc phân cấp thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều nàycho đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 49. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết địnhliên quan đến quản lý viên chức

Việc khiếu nạivà giải quyết khiếu nại của viên chức đối với các quyết định của người đứng đầuđơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền liên quan đến quản lý viên chứcđược thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 50. Kiểm tra, thanh tra

1. Cơ quan cóthẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng,sử dụng, quản lý viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý.

2. Bộ Nội vụthanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo quy định của Luậtnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Các bộ, cơquan ngang bộ thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộcngành, lĩnh vực được giao quản lý.

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VIPHẠM

Điều 51. Khen thưởng

1. Viên chứccó công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệpthì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Viên chức đượckhen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thờihạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ.

Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trìnhthực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phảichịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Buộc thôi việc.

2. Viên chứcbị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thểbị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liênquan.

3. Hình thứckỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.

4. Quyết địnhkỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.

5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trìnhtự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.

Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệuxử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chứccó hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

2. Thời hạn xửlý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạmcủa viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xửlý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cầncó thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷluật có thể kéo dài nhưng không quá 04 tháng.

3. Trường hợpviên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tụctố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụán mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật;trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra,đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liênquan cho đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.

Điều 54. Tạm đình chỉ công tác

1. Trong thờihạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đìnhchỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khókhăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hếtthời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì đượcbố trí vào vị trí việc làm cũ.

2. Trong thờigian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định củaChính phủ.

Điều 55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả

1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hànhvi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thườngthiệt hại.

2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phâncông có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồithường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính phủ quyđịnh chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức.

Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức

1. Viên chứcbị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thờihạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thờihạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trívị trí việc làm khác phù hợp.

2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thìkhông thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điềutra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giảiquyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

4. Viên chứcquản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết án về hành vitham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.

5. Viên chứcbị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời hạn nhấtđịnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộcthôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việclàm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.

6. Viên chứcbị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả theoquyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyềnkhiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định.

Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệmhình sự

1. Viên chứcbị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án vềhành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòaán có hiệu lực pháp luật.

2. Viên chứcquản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 58. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức đượcthực hiện như sau:

a) Việc tuyểndụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật vềcán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sựnghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức khôngqua thi tuyển;

b) Viên chứcđược tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chứcthì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng;

c) Viên chứcđược bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chứctương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương củađơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm,được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan;

d) Cán bộ,công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứngcác điều kiện theo quy định của Luật này;

đ) Công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổnhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệpcông lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyênmôn, nghiệp vụ;

e) Quá trìnhcống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ,công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đếnđào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

2. Chính phủquy định chi tiết điều này.

Điều 59. Quy định chuyển tiếp

1. Viên chứcđược tuyển dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2003 có các quyền, nghĩa vụ và đượcquản lý như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạntheo quy định của Luật này. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm hoàn tấtcác thủ tục để bảo đảm các quyền lợi, chế độ chính sách về ổn định việc làm, chếđộ tiền lương và các quyền lợi khác mà viên chức đang hưởng.

2. Viên chứcđược tuyển dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2003 đến ngày Luật này có hiệu lực tiếptục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập, có cácquyền, nghĩa vụ và được quản lý theo quy định của Luật này.

3. Chính phủquy định chi tiết Điều này.

Điều 60. Áp dụng quy định của Luật viên chức đối với các đốitượng khác

Chính phủ quyđịnh việc áp dụng Luật viên chức đối với những người làm việc trong các đơn vịsự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chứcxã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 61. Hiệu lực thi hành

Luật này cóhiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

Điều 62. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoảnđược giao trong Luật này; hướng dẫn thi hành những nội dung cần thiết khác củaLuật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Xem thêm: Đánh Giá Trg International Là Công Ty Gì, Review Trg International

Luật nàyđã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *