Chỉ số MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là số lượng huyết sắc tố trung bình được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu của cơ thể. Huyết sắc tố là một protein trong máu có nhiệm vụ tạo điều kiện cho hồng cầu đưa oxy tới tế bào và các mô trong cơ thể.
Đang xem: Chỉ Số Mch Trong Máu Là Gì ? Ý Nghĩa Của Nó Trong Xét Nghiệm Máu
1. Chỉ số MCH được nhận biết thông qua xét nghiệm công thức máu ( CBC )
Để nhận biết chỉ số MCH, bạn cần được xét nghiệm máu CBC khi khám sức khỏe định kỳ. CBC là xét nghiệm máu tổng thể, giúp kiểm tra đầy đủ 3 loại tế bào trong máu: Bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. CBC hỗ trợ bác sỹ có cái nhìn khái quát về sức khoẻ hiện tại của người làm xét nghiệm. Xét nghiệm này có thể phát hiện ra một số tình trạng bất thường của cơ thể, chẳng hạn như rối loạn chảy máu, nhiễm trùng và thiếu máu
Ở người trưởng thành, chỉ số MCH bình thường rơi vào khoảng từ 27 – 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Một người được coi là có chỉ số MCH thấp nếu dưới 26pg/tế bào và được coi là có chỉ số MCH cao nếu bằng hoặc trên 34pg/tế bào.
2. Chỉ số MCH thấp báo hiệu điều gì
Khi chỉ số MCH hơn mức 26 pg/tế bào thì rất có thể nguyên nhân của tình trạng thiếu sắt trong máu gây ra. Sắt trong cơ thể con người có chức năng tạo ra huyết sắc tố. Khoi cơ thể hết chất sắt, máu có thể gây ra mức chỉ số MCH. Tình trạng thiếu máu này thường diễn ra ở những người bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc đang thực hiện chế độ ăn chay.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ số MCH thấp là do tình trạng kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ, bệnh Celiac, phẫu thuật dạ dày… Những tình trạng này khiến cơ thể không hấp thụ sắt đúng cách.
Khi cơ thể bị thiếu một số vitamin quan trọng như Vitamin B (B12, folate), chỉ số MCH cũng có thể cho kết quả thấp khi xét nghiệm.
Xem thêm: Tế Bào Blast Là Gì ? Đặc Điểm Tế Bào Blast Và Các Bệnh Liên Quan
Những người có chỉ số MCH thấp đều không có bất kỳ biểu hiện ban đầu nào. Khi tình trạng này trở nên nặng hơn, chỉ số giảm xuống quá thấp, người bệnh thường có những biểu hiện như sau:
Da trở nên nhợt nhạt, bầm tímCảm thấy khó thở, mệt mỏi, chóng mặt
3. Chỉ số MCH cao nói lên điều gì?
MCH cao thường là dấu hiệu của bệnh thiếu máu ác tính. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào máu quá lớn, có thể là kết quả của việc không có đủ vitamin B12 hoặc acid folic trong cơ thể.
Mức MCH cao cũng có thể kể đến các bệnh như bệnh gan, tuyến giáp hoạt động quá mức; lạm dụng rượu, các biến chứng từ một số bệnh ung thư, biến chứng từ nhiễm trùng; uống quá nhiều thuốc có chứa estrogen.
Người bệnh có thể phát hiện tình trạng chỉ số MCH tăng cao qua các biểu hiện: tim đập nhanh; có cảm giác mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ; móng ở tay chân bị nứt gãy, có vấn đề về tiêu hóa, giảm cân, da trở nên nhợt nhạt.
4. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm MCH
Trước khi thực hiện xét nghiệm máu MCH, bạn cần tuân thủ một số quy tắc nhất định sau:
Trước khi làm xét nghiệm không được phép uống bất kỳ loại thuốc nào. Trong trường hợp bạn lỡ uống thuốc thì cần thông báo với các bác sĩ thực hiện xét nghiệm để có các xử lý phù hợp vì không phải tất cả loại thuốc nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Xem thêm: Mạch Rlc Nối Tiếp Cuộn Dây Không Thuần Cảm Là Gì, Chứng Minh Cuộn Dây Không Thuần Cảm
Bạn cần nhịn ăn: khi xét nghiệm MCH để chẩn đoán các bệnh về mỡ máu; gan mật, đường huyết.. thì bạn cần nhịn ăn trong từ 8 đến 12 tiếng. Khi xét nghiệm cường giáp hay HIV hoặc một số bệnh khác thì không cần nhịn ăn.
Bên cạnh đó trước khi xét nghiệm; bạn cũng không được phép sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, cà phê, thuốc lá…