Hằng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Dưới đây là những câu chuyện thú vị về ngày lễ truyền thống này.

Đang xem: Sự tích tết đoan ngọ

Ca dao xưa có câu: “Tháng tư đong đậu nấu chè; Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”.

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống không thể thiếu tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam…

Tết Đoan Ngọ là gì?

Ngày Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa sinh hoạt của người dân bản địa.

“Đoan” nghĩa là mở đầu, “ngọ” là chỉ canh giờ – khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới chớm 1 giờ chiều. Đoan ngọ là lúc mặt trời bắt đầu có khoảng cách ngắn nhất – ở gần trái đất nhất, trùng với ngày hạ chí. Bởi vậy Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học phương Đông thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ – ngày mùng 5 tháng năm – được lưu truyền khác nhau ở các nước phương Đông, bài viết này chỉ giới thiệu về nguồn gốc phong tục và những nét văn hóa truyền thống cơ bản của ngày Tết Đoan Ngọ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa và Việt Nam.

*

Lễ hội đua thuyền rồng vào lễ Tết Đoan Ngọ ở Hong Kong. (Wikipedia – CC BY-SA 3.0)

Tết Đoan Ngọ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa

Theo giải thích của học giả Chu Xử trong sách “Phong Thổ Ký” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương; Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Ở Trung Quốc, thời Nam Bắc triều, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Dục Lan tiết. Lan có nghĩa là “túi đựng tên, hình dáng của nó gần giống như một cái hộp gỗ”. 

Đến thời nhà Minh, bùa trừ ngũ độc (Ngũ độc phù) đã trở thành vật trang sức khá phổ biến của phụ nữ, được in trên một số vật như trâm cài tóc, vòng đeo tay, đeo cổ, quạt… Một học giả thời bấy giờ là Trầm Bảng chép: “Thời trước, phụ nữ thường vẽ hình con rết (Ngô công), rắn (Xà), bò cạp (Hiết), thạch sùng (Bích hổ), cóc (Thiềm thừ) trên những cây gỗ đào gọi là ngũ độc phù và cài trên đầu làm trâm (Thoa)…” – vào dịp Tết Đoan Ngọ (Trích Uyển Thự Tạp ký, quyển 17, bản in năm 1593). 

*

“Thời trước, phụ nữ thường vẽ hình con rết (Ngô công), rắn (Xà), bò cạp (Hiết), thạch sùng (Bích hổ), cóc (Thiềm thừ) trên những cây gỗ đào gọi là ngũ độc phù và cài trên đầu làm trâm (Thoa)…” (ntdtv.com)

Vào cuối thời Chiến Quốc, truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ lại gắn liền với giai thoại về một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần của Sở quốc và cũng là một thi nhân, danh nhân văn hóa nổi tiếng. Tương truyền Khuất Nguyên là tác giả bài thơ “Ly tao” (thuộc thể loại Sở từ) nức tiếng trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, thể hiện tâm trạng bi ai trước thực trạng đất nước suy vong.

Do trước đó từng khảng khái cương trực can ngăn Sở Hoài Vương nên đến cuối đời, ông lại bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Khuất Nguyên thất chí, tự cho mình là người trong sống ở thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú “Hoài Sa” rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.

Theo truyền thuyết này, hàng năm, vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, người Trung Hoa xưa thường tổ chức lễ Tết Đoan Ngọ để tôn vinh và tưởng nhớ về phẩm đức, tài năng và cái chết bi ai của Khuất Nguyên.

Mặc dù hầu hết các học giả thời đó cho rằng nguồn gốc của lễ tiết này có “liên quan” đến sự tưởng niệm vị trung thần – thi hào nổi tiếng của nước Sở là Khuất Nguyên, tuy nhiên các sử gia Trung Hoa đương thời không hề đưa ra được những tư liệu cụ thể để chứng minh cho “sự liên quan” này.

Ngay trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên (145 – 86 TCN), tác phẩm được coi là thành tựu sớm nhất, ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử văn hóa Trung Hoa cổ đại (suốt 2000 năm từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế), cũng hoàn toàn không xác định được rõ thời gian tự trầm mình của Khuất Nguyên là vào ngày, tháng nào. Cho tới nay, những ghi chép của Tư Mã Thiên trong “Khuất Nguyên liệt truyện” (Sử ký) chỉ là những tư liệu được thu thập từ trong dân gian…

*

Bánh tro – món ăn không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ.

Dân chúng hết thảy đều vui mừng và biết ơn Đôi Truân, định kéo nhau tới thi lễ cảm tạ thì mới hay ông lão đã biến đi đâu mất tự khi nào. Để tưởng nhớ công đức của ông lão và thể hiện nét đẹp trong truyền thống sản xuất nông nghiệp, bảo vệ mùa màng, dân chúng bèn đặt tên cho ngày này là ngày “Tết giết sâu bọ”. Có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường được cử hành vào giữa giờ Ngọ.

Những nghi thức thường thấy trong ngày này ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là “Tết giết sâu bọ” thường gắn liền với nghi thức thờ cúng tổ tiên. Xét theo nông lịch, đây cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh nên vào ngày này. Dân gian có nhiều tập tục trừ trùng, phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày tết này. Sau tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… Vì vậy con cháu người Việt dù bận rộn làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố gắng thu xếp để trở về nhà vào dịp này.

Xem thêm: Top 8 Cách Làm Mặt Nạ Bột Yến Mạch Trị Mụn Ẩn Hiệu Quả Nhanh Nhất

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, cả làng quê nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một vụ mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…

*

Ngoài bánh tro, rượu nếp cũng là một món ăn đặc trưng của lễ Tết diệt sâu bọ. (Wikipedia)

Trong văn hóa truyền thống của người Việt, quan niệm và tập tục “Giết sâu bọ” cũng được biểu hiện hết sức phong phú và thú vị. Theo phong tục dân gian, sáng sớm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp. Sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây có vị chua như mận, muỗm, sấu, đào, v.v. Người ta cắt nghĩa cho cái sự “giết sâu bọ” này như sau:

Thường là vào những ngày này, bọn sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say. Sau đó ăn tiếp những trái cây vào làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Vì trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có nhiều thuộc tính giết được sâu bọ.

Khi xưa, người ta coi trọng nghi thức “giết sâu bọ” lắm! Dân gian vốn quan niệm rằng: trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, sợ hãi trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ”.

Vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa: đào mịn lông tơ; mận đủ mùi chua ngọt; chuối ta mập mạp; dưa hấu bổ dọc như những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát, lóng lánh như lân tinh; dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.

*

Trẻ em được làm thủ tục “giết sâu bọ” từ sớm tinh mơ, ngay khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

Nhiều người còn mua bùa chỉ đeo cho trẻ nhỏ. Bùa thường được kết bằng chỉ ngũ sắc có hình hoa sen, quả đào, quả ớt… lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho các em bé khỏi quấy khóc.

Giữa trưa hôm ấy thì các gia đình làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mùng năm. Tục hái lá thuốc mùng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm. Lá cây cỏ được thu hái trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.

Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi… đem về ủ rồi rửa sạch phơi khô, để sau đem nấu nước uống. Dân gian cho rằng uống thế thì lành.

Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ… treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.

*

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt được xử lý lên men, còn gọi là “cái”. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Phụ nữ tại các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết ủ rượu nếp cái và thường tranh thủ dịp này ủ rượu để mang ra phố phường bán dạo. Có người chỉ trong một buổi sáng bán được đến cả 10 chậu nếp cẩm.

Xem thêm:

Cơm rượu miền Trung

Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn. Ngoài ra, cơm rượu nếp miền Trung thường được đổ khuôn khá cầu kỳ và có hình dáng vuông vức rất đẹp mắt và hấp dẫn.

*

Banh tro

Bánh tro cũng trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ của người Việt. Món bánh này đặc biệt rất phổ biến ở Nam Trung Bộ và miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như bánh ú, bánh gio và bánh âm… còn có vài biến thể khác nhau theo ngôn ngữ địa phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.

Món vịt

Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món ăn từ vịt. Bởi vậy dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ vào những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán gia cầm. Ngoài ra, do tiết trời đầu tháng năm âm lịch thường rất nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người. Vì vậy món chè hạt sen, hoặc chè đỗ đen nấu với bột sắn dây cũng được nhiều gia đình lựa chọn để tráng miệng trong ngày tết này. Đường Tân (tổng hợp)

Tết Đoan Ngọ năm 2021 rơi vào thứ Hai, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (tức ngày 5 tháng 5 âm lịch)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *