Lãi suất tái chiết khấu là một trong những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong các giao dịch tài chính, ngân hàng. Vậy, lãi suất tái chiết khấu là gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!

Lãi Suất Tái Chiết Khấu Là Gì?

Lãi suất tái chiết khấu được định nghĩa là lãi suất được áp dụng dành cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc.

Đang xem: Tái chiết khấu là gì

*

Tìm hiểu lãi suất tái chiết khấu là gì?

Hiểu được lãi suất tái chiết khấu là gì, tức là bạn sẽ biết được, lãi suất tái chiết khấu là mức lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng Trung ương dành cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.

Đây là lãi suất được áp dụng dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ, được ấn định cho từng thời kỳ.

Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người sở hữu các giấy tờ đó để đổi lại một khoản lợi nhuận gọi là lãi suất chiết khấu và khi đến hạn sẽ thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó.

Khi các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, người sở hữu bán lại các khoản thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản.

Qua đó có thể thấy rằng, lãi suất tái chiết khấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường. Mặt khác, với Ngân hàng Thương mại, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc mà dựa vào đó để ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác.

Xem thêm: Fmcg Là Gì? Các Loại Hình Công Ty Fmcg Là Gì ? Năm Công Ty Hàng Đầu Về Fmcg

Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lãi Suất Tái Chiết Khấu

Sau khi tìm hiểu lãi suất tái chiết khấu là gì, để nắm rõ hơn về tính chất của thuật ngữ này, cùng điểm qua những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tái chiết khấu dưới đây nhé!

*

Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tái chiết khấu

Mức cung cầu về tiền tệ trên thị trường

Một trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành lãi suất tái chiết khấu trên thị trường chính là mức cung cầu về tiền tệ.

Lạm phát

Lạm phát cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính nói chung và lãi suất tái chiết khấu nói riêng.

Chính sách tiền tệ của Chính phủ

Nếu lãi suất tăng cao hoặc giảm xuống thấp sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Do đó, nhà nước sẽ thực hiện các chính sách nhằm điều chỉnh lãi suất, bình ổn nền kinh tế.

Lãi suất tăng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm, khi đó, ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại

Ngược lại, khi lãi suất giảm, ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Từ đó, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tăng lãi suất tín dụng đối với các thành phần trong nền kinh tế.

Rủi ro kỳ hạn tín dụng

Bên cạnh đó, lãi suất tái chiết khấu còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như các thể chế tài chính trung gian, sự ổn định về tình hình kinh tế – chính trị, tỷ giá hối đoái, tình hình cân đối ngân sách, tình hình tài chính quốc tế và các chính sách tài khoá của nhà nước,…

Phân Biệt Lãi Suất Tái Chiết Khấu Và Lãi Suất Tái Cấp Vốn

Khi chưa hiểu rõ lãi suất tái chiết khấu là gì, rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn.

Xem thêm:

*

Phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn

Vậy, 2 thuật ngữ này có gì giống và khác nhau? Sau đây là cách phân biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cấp vốn bạn cần nắm rõ.

Phân biệt Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn
Giống nhau Tài sản thế chấp đều là các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn…
Khác nhau Đối tượng áp dụng Các giấy tờ có giá, ví dụ: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu… Các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại
Tài sản dùng để thế chấp Các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp hơn như Giấy tờ có giá cấp 1 như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh Các giấy tờ có giá có độ rủi ro cao hơn như Giấy tờ có giá cấp 2 như trái phiếu Chính quyền địa phương

Bảng phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn

Kết Luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *