MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ TÀI CHÍNH ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 145/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNGDẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ141/2016/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CƠ CHẾ TỰ CHỦ CỦAĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC SỰ NGHIỆP KINH TẾ VÀ SỰ NGHIỆP KHÁC

Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CPngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sựnghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CPngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CPngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tàichính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thôngtư hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ củađơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Đang xem: Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Chương I

QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điềuchỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn cơ chế tàichính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệpcông lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (sau đây gọi là Nghịđịnh số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ), gồm: nông nghiệp và phát triển nôngthôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, laođộng, thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác.

2. Thông tư này không điều chỉnh đối vớicác đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: y tế, giáo dụcđào tạo, giáo dục nghề nghiệp, văn hóa thể thao và du lịch, thông tin truyềnthông và báo chí, khoa học và công nghệ.

Điều 2. Đối tượng ápdụng

1. Các đơn vị sự nghiệp công lập tronglĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệpkinh tế, sự nghiệp khác) do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theoquy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công,phục vụ quản lý nhà nước.

2. Đối với các đơn vị sự nghiệp kinh tế,sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị – xã hội (nếu có), được áp dụng quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ, các quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn tại Thôngtư này.

Điều 3. Giá, phí dịchvụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác

1. Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụngngân sách nhà nước

a) Căn cứ danh mục dịch vụ sự nghiệpcông sử dụng ngân sách nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền ban hànhtheo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành địnhmức kinh tế kỹ thuật của từng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sáchnhà nước thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Căn cứ định mức kinh tế – kỹ thuậtcủa từng danh mục dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá dịch vụ sựnghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để ban hành theo thẩm quyền hoặc trìnhcơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướngdẫn hiện hành và lộ trình tính đủ chi phí theo quy định tại Điều10 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy bannhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cơ quan cấp dưới theo phân cấp lựa chọn đơn vịsự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác để cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công sử dụngngân sách nhà nước theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu theoquy định.

Trường hợp danh mục dịch vụ sự nghiệpcông sử dụng ngân sách nhà nước có định mức kinh tế – kỹ thuật và đơn giá, thựchiện đặt hàng cho đơn vị; kinh phí Nhà nước đặt hàng là nguồn chi thường xuyêncủa đơn vị.

Trường hợp danh mục dịch vụ sự nghiệpcông chưa có định mức kinh tế – kỹ thuật và đơn giá, thực hiện giao nhiệm vụcho đơn vị theo dự toán được phê duyệt như nguồn kinh phí chi nhiệm vụ khôngthường xuyên.

2. Giá dịch vụ sự nghiệp công không sửdụng ngân sách nhà nước

Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện; được quyết định giá dịch vụ sựnghiệp công theo cơ chế thị trường (trừ trường hợp dịch vụ thuộc danh mục nhà nướcđịnh giá theo quy định của Luật Giá, các văn bản hướng dẫn và pháp luật khác), quyếtđịnh khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theo quy định.

3. Phí dịch vụ sự nghiệp công

Phí và danh mục phí dịch vụ sự nghiệpcông trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác thực hiện theo quy định củaLuật Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Đơn vị sự nghiệpkinh tế, sự nghiệp khác được cấp có thẩm quyền giao thu phí theo mức thu do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng danh mục phí.

Điều 4. Điều kiệnphân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác

1. Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là đơn vị đáp ứng một trong các điềukiện sau:

a) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyêntừ các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều12 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ và tự bảo đảm chi đầu tư từnguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chínhhợp pháp khác quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Đơn vị được giao nhiệm vụ thu phítheo pháp luật phí và lệ phí, tự bảo đảm chi thường xuyên và có nguồn trích khấuhao tài sản cố định từ nguồn thu phí được để lại chi theo quy định.

c) Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệpcông không sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sựnghiệp khác, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường.

2. Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm chi thường xuyên là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyêntừ các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều13 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Đơn vị được giao nhiệm vụ thu phítheo pháp luật phí và lệ phí, tự bảo đảm chi thường xuyên từ nguồn thu phí đượcđể lại chi theo quy định.

3. Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là đơn vị đáp ứng một trong các điềukiện sau:

a) Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thườngxuyên từ các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại Điểm a Khoản2 Điều 14 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Đơn vị được giao nhiệm vụ thu phítheo pháp luật phí và lệ phí, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên từ nguồn thuphí được để lại chi theo quy định.

4. Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên là đơn vị đáp ứng một trong các điềukiện sau:

a) Đơn vị không có nguồn thu hoặc nguồnthu thấp, chi thường xuyên được bảo đảm từ các nguồn tài chính giao tự chủ quyđịnh tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ.

b) Đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ đượcgiao phục vụ quản lý nhà nước, không cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

Điều 5. Phân loại mứcđộ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác

1. Nguồn tài chính chi thường xuyên

a) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sựnghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao: Dịch vụ tư vấn, thiết kế, quy hoạch,dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông, công thương,xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động, việc làm, bảo trợ xã hội, dịch vụ sựnghiệp khác; các nguồn thu hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật(bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nếu có);

b) Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng,giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí hoặcchưa tính đủ chi phí theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12, Điểmb Khoản 1 Điều 13 và Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP củaChính phủ;

c) Ngân sách nhà nước cấp chi thườngxuyên trên cơ sở số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự toán được cấpcó thẩm quyền phê duyệt;

d) Nguồn thu phí được để lại chi thườngxuyên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CPngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Phí và lệ phí (sau đây gọi là Nghị định số 120/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ);

đ) Nguồn thu từ hoạt động khác (nếucó), gồm: Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửingân hàng; nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung chi thường xuyên

a) Chi tiền lương cho cán bộ, viên chức,người lao động theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy địnhđối với đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Chi hoạt động chuyên môn cung cấp dịchvụ sự nghiệp công;

c) Chi quản lý;

d) Chi thực hiện công việc, dịch vụ vàthu phí theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số120/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

đ) Chi trích khấu hao tài sản cố địnhtheo quy định;

e) Chi thường xuyên khác (nếu có).

3. Phương thức xác định mức độ tự chủtài chính

a) Cách xác định mức độ tự bảo đảm chithường xuyên:

Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (%) =(Tổng nguồn tài chính chi thường xuyên/Tổng số chi thường xuyên) x 100%.

Trong đó:

– Tổng nguồn tài chính chi thườngxuyên là các nguồn tài chính tại Điểm a, b, d, đ Khoản 1 Điều này.

– Tổng số chi thường xuyên là các nộidung chi thường xuyên tại Khoản 2 Điều này.

– Tổng nguồn tài chính chi thườngxuyên và tổng số chi thường xuyên được tính theo dự toán thu, chi của năm đầuthời kỳ ổn định.

b) Căn cứ mức tự bảo đảm chi thườngxuyên quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này, phương thức xác định mức độ tựchủ tài chính của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác như sau:

– Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là đơn vị có mức tự bảo đảm chithường xuyên theo công thức tại Điểm a Khoản 3 Điều này lớn hơn 100% và tự bảođảm chi đầu tư từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay vàcác nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

– Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm chi thường xuyêntheo công thức tại Điểm a Khoản 3 Điều này bằng hoặc lớn hơn 100%.

– Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm chi thườngxuyên theo công thức tại Điểm a Khoản 3 Điều này từ trên 10% đến dưới 100%.

– Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm chi thườngxuyên theo công thức tại Điểm a Khoản 3 Điều này từ 10% trở xuống hoặcđơn vị không có nguồn thu.

Chương II

TỰCHỦ VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC

Mục 1. TỰ CHỦ TÀICHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC TỰ BẢO ĐẢM CHI THƯỜNGXUYÊN VÀ CHI ĐẦU TƯ

Điều 6. Sử dụng nguồntài chính

1. Chi đầu tư

Đơn vị được sử dụng quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp (bao gồm nguồn trích quỹ khấu hao tài sản cố định theo quy định);nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định để chi đầu tư,theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ.

Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vịvà khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho cácdự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác cho đơn vị theo quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Chi thường xuyên

Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồntài chính quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này để chi thườngxuyên, một số nội dung chi được quy định cụ thể như sau:

a) Chi hoạt động dịch vụ sự nghiệpcông trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; hoạt động dịch vụkhác, gồm: Chi tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; các khoản đóng góp theo chếđộ quy định hiện hành; chi nghiệp vụ chuyên môn; dịch vụ công cộng; vật tư vănphòng; thông tin, liên lạc, tuyên truyền; công tác phí; khấu hao tài sản cố định;sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, máy móc, thiết bị; chi thuê mướn; chi quản lý; cáckhoản chi khác (kể cả các khoản chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theoquy định).

Về chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lươngtheo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảmtiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bổsung.

Trích khấu hao tài sản cố định theo chếđộ quy định hiệnhành: Số tiền tríchkhấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặccó nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được bổ sung quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp của đơn vị, tối thiểu bằng mức chi phí khấu hao kết cấu trong đơn giátheo quy định, số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từnguồn vốn vay dùng để trả nợ; trường hợp đã trả đủ tiền vay, số còn lại bổ sungquỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

b) Chi thường xuyên trang trải chi phíthực hiện công việc, dịch vụ và thu phí theo các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấpcho các nhiệm vụ chi không thường xuyên (gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoahọc và công nghệ đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ; kinhphí các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; các chươngtrình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư pháttriển cho các dự án đầu tư đang triển khai dở dang, các dự án đầu tư khác theoquyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có); kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuấtđược cơ quan có thẩm quyền giao); chi từ nguồn thu phí được để lại chi nhiệmvụ không thường xuyên tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị địnhsố 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ (nếu có); chi từ nguồn vốn vay, viện trợ,tài trợ theo quy định của pháp luật và chi từ nguồn khác (gồm: Nguồn vốn vay của cáctổ chức tín dụng, vốn huy động củacán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; nguồn khác nếucó) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từngnguồn kinh phí.

Điều 7. Phân phối kếtquả tài chính trong năm

1. Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủcác khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có)theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụngtrích lập các quỹ và sử dụng các quỹ theo quy định tại Khoản 3 Điều12 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ và theo quy chế chi tiêu nội bộcủa đơn vị.

2. Đối với Quỹ khen thưởng và Quỹ phúclợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công bình quân thực hiệntrong năm của đơn vị.

Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ làmcơ sở để tính trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi trong năm của đơn vị, bao gồm:

– Tiền lương ngạch, bậc, chức vụ vàcác khoản phụ cấp: Tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo,phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) do Nhà nước quy định của số lượng ngườilàm việc trong đơn vị theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ và mức tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định; tiền lương của laođộng hợp đồng từ 01 năm trở lên.

– Tiền lương tăng thêm do nâng bậclương theo niên hạn và nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị theo quy định(nếu có).

3. Đối với Quỹ bổ sung thu nhập

a) Cơ sở tính trích lập Quỹ bổ sungthu nhập căn cứ quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ theo quy định tại Khoản 2 Điềunày.

b) Về thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm

Căn cứ dự toán thu, chi của năm; kếtquả hoạt động tài chính quý trước (trong trường hợp quý đầu tiên của năm kế hoạch,đơn vị căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của quý IV năm trước liền kề), nhằmđộng viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vịtự xác định chênh lệch thu, chi thường xuyên, thực hiện tạm trích Quỹ bổ sungthu nhập hàng quý (tối đa không vượt quá 70% số chênh lệnh thu lớn hơn chi đơnvị xác định được theo quý) để chi thu nhập tăng thêm cho từng người lao độnghàng tháng theo quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31tháng 01 năm sau, đơn vị xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và trích lậpcác Quỹ theo quy định. Trong đó đối với Quỹ bổ sung thu nhập: Trường hợp số đãtạm chi trước thu nhập tăng thêm của đơn vị vượt quá số được trích lập Quỹ bổsung thu nhập theo quy định, số chi vượt phải trừ vào nguồn Quỹ bổ sung thu nhậpcủa năm trước còn dư (nếu có) và số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của đơn vị;nếu vẫn còn thiếu thì trừ vào nguồn Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹphúc lợi của năm sau hoặc trừ vào Quỹ tiền lương năm sau của đơn vị (nếu các Quỹkhác không còn nguồn). Trường hợp số đã tạm chi thấp hơn số được trích lập Quỹbổ sung thu nhập theo quy định, đơn vị chi trả tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động hoặcđể dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau, theo quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị.

Sau khi quyết toán năm của đơn vị đượccấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp số được trích lập Quỹ bổ sung thu nhậptheo quy định có thay đổi (tăng hoặc giảm) so với số đơn vị xác định khi kếtthúc năm ngân sách, đơn vị có trách nhiệm điều chỉnh lại số trích lập Quỹ bổsung thu nhập, tương tự như khi kết thúc năm ngân sách nêu trên và theo quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị.

4. Đối với Quỹ khác chỉ được trích lậpkhi pháp luật chuyên ngành lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác quy địnhcho phép đơn vị được trích lập, mức trích lập quỹ và sử dụng quỹ theo quy địnhcủa pháp luật chuyên ngành; trường hợp không quy định, đơn vị không được tríchlập.

Mục 2. TỰ CHỦ TÀICHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC TỰ BẢO ĐẢM CHI THƯỜNGXUYÊN

Điều 8. Sử dụng nguồntài chính

1. Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ độngsử dụng các nguồn tài chính quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này để chithường xuyên. Các nội dung chi (bao gồm chi tiền lương, trích khấu hao tài sảncố định hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, hoạt động dịch vụ khác), thựchiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

2. Chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấpcho các nhiệm vụ chi không thường xuyên (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinhphí mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị, theo dự án được cấpcó thẩm quyền phê duyệt nếu có); từ nguồn thu phí được để lại chi nhiệm vụkhông thường xuyên (nếu có); từ nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ và chi từ nguồnkhác, theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.

Điều 9. Phân phối kếtquả tài chính trong năm

1. Phân phối chênh lệch thu lớn hơnchi thường xuyên, trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ vàtheo quy chế chi tiêu nội bộcủa đơn vị.

Mục 3. TỰ CHỦ TÀICHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC TỰ BẢO ĐẢM MỘT PHẦN CHITHƯỜNG XUYÊN

Điều 10. Sử dụng nguồntài chính

1. Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ độngsử dụng các nguồn tài chính tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, để chi thườngxuyên theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này; khi Nhà nướcđiều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn theoquy định, trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước cấp bổ sung.

2. Chi từ nguồn ngân sách cấp cho cácnhiệm vụ chi không thường xuyên (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí mua sắm,sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị, theo dự án được cấp có thẩmquyền phê duyệt nếu có); từ nguồn thu phí được để lại chi nhiệm vụ không thườngxuyên (nếu có); từ nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ và chi từ nguồn khác, theoquy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Điều 11. Phân phối kếtquả tài chính trong năm

1. Phân phối chênh lệch thu lớn hơnchi thường xuyên, trích lập các Quỹ và sử dụng các Quỹ theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ vàtheo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Mục 4. TỰ CHỦ TÀICHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC DO NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM CHITHƯỜNG XUYÊN

Điều 12. Sử dụng nguồntài chính

1. Chi thường xuyên: Đơn vị được sử dụngnguồn tài chính quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này để chi nhiệm vụ đượcgiao, gồm: Chi tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; các khoản đóng góp theo chếđộ quy định hiện hành; chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng;thông tin, liên lạc, tuyên truyền; công tác phí; chi nghiệp vụ chuyên môn; sửachữa, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, trang thiết bị của đơn vị; mua sắm, thay thếtrang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, viên chức theo quy định; sơ kết,tổng kết; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; thuê mướn (nếu có); chi quảnlý; các khoản chi khác.

Khi Nhà nước điềuchỉnh tiền lương, ngân sách nhà nước cấp bổ sung tiền lương tăng thêm, sau khiđã trừ các nguồn bảo đảm tiền lương tăng thêm theo quy định.

2. Chi từ nguồn ngân sách cấp cho cácnhiệm vụ chi không thường xuyên (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí mua sắm,sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị, theo dự án được cấp có thẩmquyền phê duyệt nếu có); từ nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ và chi từ nguồnkhác: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.

Điều 13. Phân phối kếtquả tài chính trong năm

1. Kinh phí tiết kiệm chi thườngxuyên, trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ theo quy định tại Khoản3 Điều 15 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ và theo quy chế chitiêu nội bộ của đơn vị.

Mục 5. TỰ CHỦ TRONGGIAO DỊCH TÀI CHÍNH, QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG CƠ CHẾ TÀICHÍNH NHƯ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC

Điều 14. Tự chủ tronggiao dịch tài chính

1. Mở tài khoản giao dịch: Đơn vị sựnghiệp kinh tế, sự nghiệp khác mở tài khoản giao dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Vay vốn, huy động vốn

a) Về vay vốn, huy động vốn:

– Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tự bảo đảm chi thường xuyên vàtự bảo đảm một phần chi thường xuyên có các hoạt động dịch vụ sự nghiệp côngphù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, được vay vốn củacác tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tưmở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp công, tổ chức hoạt động dịchvụ sự nghiệp công;

– Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vay vốn để đầu tư, xây dựngcơ sở vật chất theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị địnhsố 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Về chi trả nợ tiền vay, tiền huy động vốn củacán bộ, viên chức:

– Khi thực hiện vay vốn của tổ chứctín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức (theo hình thức vay), đơn vị cótrách nhiệm chi trả nợ vay (cả gốc và lãi) theo hợp đồng vay vốn theo quy địnhcủa các tổ chức tín dụng, theo hợp đồng vay của cán bộ, viên chức;

– Nguồn chi trả lãi tiền vay, lãi tiềnhuy động vốn được tính trong chi phí của các hoạt động dịch vụ sự nghiệp côngdo các khoản vay đầu tư mang lại.

Trường hợp huy động vốn theo hình thứccán bộ, viên chức cùng tham gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộcvào tỷ lệ vốn góp, thì việc trả tiền lãi được chi trả từ tiền lãi của hoạt độngdịch vụ đó, không được tính vào chi phí hoạt động dịch vụ.

c) Khi thực hiện vay vốn, huy động vốn,đơn vị phải có phương án tài chính khả thi, tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, cảgốc và lãi theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vay vốn, huyđộng vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn huy động.

Điều 15. Xây dựng quychế chi tiêu nội bộ

1. Để chủ động sử dụngkinh phí chi thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị cótrách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức,người lao động thực hiện; làm căn cứ để Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi và cáccơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toántheo dõi, kiểm tra theo quy định.

Xem thêm:

2. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộbao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trongđơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù củađơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

Đối với những nội dung chi, mức chi cầnthiết cho hoạt động của đơn vị trong phạm vi nội dung quy chế chi tiêu nội bộnhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành thì Thủ trưởng đơn vị có thểxây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tàichính chi thường xuyên của đơn vị. Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộtheo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởngđơn vị ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơnvị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn; đơn vị gửi cơ quan quản lý cấptrên có ý kiến theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định số141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chấtcông việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định phươngthức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụthuộc sử dụng như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước,công tác phí và các khoản khoán khác; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán đượcxác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.

5. Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ,đơn vị phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừcác khoản được thực hiện khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ (như thanh toán vănphòng phẩm, thanh toán công tác phí được thực hiện chế độ khoán; thanh toán tiềncước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động hàng thángtheo hướng dẫn hiện hành và các khoản khoán khác theo quy định nếu có).

6. Một số tiêu chuẩn, định mức và mứcchi đơn vị phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, gồm: Tiêu chuẩn,định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, địnhmức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độcông tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở ViệtNam.

7. Chế độ quản lý, sử dụng nguồn ngânsách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ chi không thường xuyên, nguồn thu phí để lạichi nhiệm vụ không thường xuyên, nguồn vay nợ, viện trợ, nguồn khác (nếu có),đơn vị phải thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiệnhành đối với từng nguồn kinh phí.

Điều 16. Điều kiện, nộidung đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác vận dụng cơ chế tài chính nhưdoanh nghiệp

Điều kiện, nội dung đơn vị sự nghiệpkinh tế, sự nghiệpkhác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chínhnhư doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ100% vốn điều lệ), xây dựng đề án vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, thẩmquyền quyết định đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác trực thuộc được vận dụngcơ chế tài chính như doanh nghiệp, thực hiện theo quy định tại Điều22 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Chương III

LẬP,CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU, CHI

Điều 17. Lập dự toán

Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác lập dự toán theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ.

Trường hợp danh mục dịch vụ sự nghiệpcông chưa có định mức kinh tế – kỹ thuật và chưa có đơn giá được cấp có thẩmquyền ban hành, đơn vị lập dự toán kinh phí nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịchvụ sự nghiệp công theo số lượng, khối lượng và dự toán chi theo chế độ quy địnhhiện hành.

Điều 18. Phân bổ vàgiao dự toán

1. Việc phân bổ và giao dự toán của cơquan quản lý cấp trên cho đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác thực hiệntheo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn hiện hành vàquy định tại Thông tư này.

2. Phân bổ và giao dự toán kinh phíNhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngânsách nhà nước đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vịtự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên:

a) Căn cứ lộ trình tính giá dịch vụ sựnghiệp công quy định tại Điều 10 Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ và trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩmquyền giao, các Bộ, cơ quan Trung ương hoặc cơ quan cấp dưới theo phân cấp (đốivới các đơn vị trực thuộc Trung ương), Ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan cấpdưới theo phân cấp (đối với các đơn vị trực thuộc địa phương) phân bổ và giao dựtoán kinh phí ngân sách đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngânsách nhà nước cho các đơn vị, đồng thời quyết định đặt hàng cho đơn vị cung cấpdịch vụ sự nghiệp công, chi tiết theo từng danh mục dịch vụ sự nghiệp công theoquyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;chi tiết theo số lượng, khối lượng, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công được cấp cóthẩm quyền ban hành, kinh phí và các nội dung quy định khác.

b) Trường hợp cơ quan có thẩm quyềnchưa ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước tại Khoản1 Điều 3 của Thông tư này hoặc đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nhưng chưacó định mức kinh tế – kỹ thuật và chưa có đơn giá được phê duyệt;các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan cấp dưới theophân cấp phân bổ và giao dự toán nhiệm vụ và kinh phí cho đơn vị theo số lượng,khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán theo chế độ quy định hiện hành nhưkinh phí nhiệm vụ chi không thường xuyên.

3. Phân bổ và giao dự toán kinh phíchi thường xuyên năm đầu ổn định giao tự chủ cho các đơn vị từ nguồn thu phí đượcđể lại chi theo pháp luật phí và lệ phí, bằng mức kinh phí chi thường xuyêntheo phương án tự chủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự toán các năm tiếp theo trong thời kỳổn định giao bằng mức chi thường xuyên năm trước liền kề và kinh phí tăng thêmnếu có (do tăng chế độ tiền lương, nhiệm vụ tăng thêm theo quyết định của cấpcó thẩm quyền) hoặc trừ kinh phí giảm theo quy định của cấp có thẩm quyền nếucó (do giảm nhiệm vụ, giảm khác) trong phạm vi nguồn thu phí được để lại chitheo quy định.

Trường hợp đơn vị tự bảo đảm một phầnchi thường xuyên từ nguồn thu phí (không có nguồn thu hoạt động dịch vụ sự nghiệpcông, dịch vụ khác): Phân bổ và giao cả phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợdo nguồn thu phí được để lại chi theo quy định không bảo đảm đủ chi thườngxuyên (nếu có).

4. Phân bổ và giao dự toán chi thườngxuyên đối với đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

Cơ quan quản lý cấp trên phân bổ vàgiao dự toán chi thường xuyên cho đơn vị trên cơ sở số lượng người làm việc (đượcxác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ) và định mức phân bổ dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền(hiện theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướngChính phủ về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm2017 hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có). Việc giao dự toán chithường xuyên ổn định trong thời gian 3 năm và được điều chỉnh khi Nhà nước thayđổi nhiệm vụ, cơ chế chính sách theo quy định.

5. Đối với hoạt động dịch vụ sự nghiệpcông không sử dụng ngân sách nhà nước, hoạt động dịch vụ khác: Đơn vị xây dựngdự toán thu, chi để thực hiện trong năm, cơ quan cấp trên không giao dự toánthu, chi cho đơn vị.

Điều 19. Thực hiện dựtoán và quyết toán thu, chi

1. Thực hiện dự toán thu, chi

a) Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sựnghiệp khác thực hiện dự toán thu, chi trong phạm vi dự toán ngân sách đượcgiao, sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả,theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành;chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Đối với dự toán chi thường xuyên, đơnvị được điều chỉnh các mục chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồngthời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giaodịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán.

Đối với kinh phí ngân sách nhà nướcgiao nhiệm vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công chưa có định mức kinhtế – kỹ thuật và đơn giá được cơ quan có thẩm quyền ban hành, đơn vị thực hiệndự toán thu, chi như đối với nguồn kinh phí chi nhiệm vụ không thường xuyêntheo quy định; không được sử dụng để trích lập các quỹ của đơn vị.

b) Cuối năm ngân sách, dự toán chi thườngxuyên từ các nguồn tài chính giao tự chủ chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyểnsang năm sau tiếp tục sử dụng.

Đối với kinh phí Nhà nước đặt hàng,giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: Khi kết thúc đặt hàng, giao nhiệmvụ, cơ quan quản lý cấp trên nghiệm thu sản phẩm không đạt yêu cầu hoặc khôngthực hiện đủ theo số lượng, khối lượng dịch vụ công được đặt hàng, giao nhiệm vụ,mà nhiệm vụ đó không thực hiện tiếp năm sau hoặc vì lý do khách quan phải dừngthực hiện, kinh phí còn dư đơn vị hủy dự toán hoặc nộp trả ngân sách nhà nước,không chuyển sang năm sau để sử dụng cho nhiệm vụ khác.

2. Hạch toán kế toán: Các đơn vị sựnghiệp kinh tế, sự nghiệp khác thực hiện hạch toán thu, chi theo chương, loại, khoản,mục, tiểu mục chi của mục lục ngân sách theo quy định hiện hành.

3. Quyết toán thu, chi: Kết thúc nămngân sách, các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác thực hiện khóa sổ kếtoán, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm gửi cơ quan quản lý cấptrên xét duyệt, thẩm định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các vănbản hiện hành.

Điều 20. Kiểm tra, kiểmsoát hoạt động thu, chi của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác

1. Kho bạc Nhà nước các cấp:

a) Đối với các khoản chi thường xuyênvà chi nhiệm vụ không thường xuyên hoạt động sự nghiệp thực hiện kiểm soát chitheo Thông tư của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoảnchi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư này; đốivới chi đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư công và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tàichính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp kinh tế,sự nghiệp khác chưa có Quyết định giao quyền tự chủ của cơ quan có thẩm quyền;chưa có quy chế chi tiêu nội bộ gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoảngiao dịch; chưa có danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nướcđược cấp có thẩm quyền ban hành hoặc đã có danh mục dịch vụ sự nghiệp côngnhưng chưa có định mức kinh tế – kỹ thuật và đơn giá được cơ quan có thẩm quyềnban hành; Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi, thanh toán theo chế độquy định hiện hành như kiểm soát chi nhiệm vụ không thường xuyên; không thanhtoán để trích lập các quỹ của đơn vị.

2. Trong quá trình thực hiện quyền tựchủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có trách nhiệm tựkiểm tra tình hình thực hiện ở đơn vị mình và thực hiện các quy định về thanhtra, kiểm toán, kiểm tra theo quy định của pháp luật liên quan.

3. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy bannhân dân các cấp hoặc cơ quan cấp dưới theo phân cấp, các cơ quan nhà nước cóliên quan thực hiện việc kiểm tra hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệpkinh tế, sự nghiệp khác theo quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.

Chương IV

TỔCHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Giao quyền tựchủ cho đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác

1. Đơn vị xây dựng phương án tự chủtài chính; lập dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định theo quy định tại Điều17 của Thông tư này và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị quyđịnh tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đượccấp có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nướcvà điều kiện thực tế của đơn vị, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (theo Phụ lụcsố 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Căn cứ phương án tự chủ tài chínhdo đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp phương án phân loại mức độtự chủ tài chính của các đơn vị trực thuộc và dự toán thu, chi của các đơn vị,gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định; cụ thể:

a) Đối với các đơn vị trực thuộc Trungương:

– Các Bộ, cơ quan trung ương xem xét,thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định; trong đó xác địnhkinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí đượcđể lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ (theo quy định tại Điểmc Khoản 2 Điều này); dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức độ tự chủtài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị, gửiBộ Tài chính (theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến bằngvăn bản về việc phân loại đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính; kinh phí chi thườngxuyên từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có)năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ, theo đề nghị của các Bộ, cơ quan trungương.

– Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính,các Bộ, cơ quan Trung ương hoặc cơ quan cấp dưới theo phân cấp ra quyết địnhgiao quyền tự chủ cho đơn vị, trong đó xác định phân loại đơn vị và phê duyệt dựtoán kinh phí theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này cho các đơn vị năm đầuthời kỳ ổn định giao tự chủ (theo Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Đối với các đơn vị trực thuộc địaphương:

– Cơ quan chủ quản ở địa phương xemxét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định; trong đóxác định kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thuphí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ(theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này); dự kiến phân loại các đơn vị trựcthuộc theo mức độ tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toánthu, chi của các đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp (theo Phụ lục số 3 banhành kèm theo Thông tư này).

– Cơ quan tài chính cùng cấp xem xét,có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính;kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí đượcđể lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ, theo đề nghị của cơ quanchủ quản.

– Sau khi có ý kiến của cơ quan tàichính cùng cấp, cơ quan chủ quản ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp mình(hoặc quyết định nếu được phân cấp) quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vịtrực thuộc, trong đó xác địnhphân loại đơn vị và phê duyệt dự toán kinh phí theo quy định tại Điểm c Khoản 2Điều này cho các đơn vị năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ (theo Phụ lục số 4ban hành kèm theo Thông tư này).

c) Về xác định kinh phí chi thường xuyên từ nguồnngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳổn định giao tự chủ:

– Ngân sách nhà nước cấp chi thườngxuyên cho đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo Điểma Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

– Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phầnchi thường xuyên đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên từ nguồnthu phí (không có nguồn thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ khác) donguồn thu phí được để lại chi theo quy định không đủ chi thường xuyên (nếu có).

– Ngân sách nhà nước đặt hàng, giaonhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, theo quy định tại Điểmb Khoản 1 Điều 12, Điểm b Khoản 1 Điều 13 và Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số141/2016/NĐ-CP của Chính phủ đối với trường hợp tại thời điểm thẩm địnhphương án tự chủ cho đơn vị (cùng với thời gian phân bổ và giao dự toán) xác địnhđược nhiệm vụ và kinh phí đặt hàng, cơ quan chủ quản xác định kinh phí đặthàng, giao nhiệm vụ cho đơn vị năm đầu thời kỳ ổn định. Trường hợpnhiệm vụ đặt hàng không nằm trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngânsách nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc đơn giá đặt hàng khôngtheo đúng đơn giá được ban hành, cơ quan tài chính yêu cầu cơ quan chủ quản điềuchỉnh lại kinh phí đặt hàng theo quy định.

– Nguồn thu phí được để lại chi thườngxuyên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ.

3. Giao dự toán thu, chi thường xuyênhai 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định: Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phânloại đơn vị, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách chocác đơn vị theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này. Trongđó, đối với dự toán kinh phí Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sựnghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo số lượng, khối lượng,đơn giá dịch vụ sự nghiệp công được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc dự toán chitheo chế độ quy định hiện hành, trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước đượccấp có thẩm quyền giao.

4. Khi rà soát phương án tự chủ, trườnghợp đơn vị không có nguồn thu để bảo đảm chi thường xuyên, các Bộ, cơ quantrung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sắp xếp tổ chức lại, giải thể các đơn vịhoặc chuyển đổi các đơn vị sang đơn vị ngoài công lập, doanh nghiệp theo quy địnhtại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP củaChính phủ.

5. Việc giao quyền tự chủ tài chínhcho các đơn vị được ổn định trong thời gian 3 năm. Năm cuối của thời kỳổn định, các đơn vị báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ trong 3năm. Căn cứ vào kết quả thực hiện của thời kỳ trước, nhiệm vụ của năm kế hoạchvà thời kỳ tiếp theo, các đơn vị xây dựng phương án tự chủ của thời kỳ ổn địnhtiếp theo, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cùng với thời gian lập dự toánngân sách của năm kế hoạch.

Trường hợp đơn vị có thay đổi về chứcnăng, nhiệm vụ hoặc có biến động về nguồn thu làm thay đổi mức độ tự đảm bảokinh phí chi thường xuyên, đơn vị xây dựng phương án tự chủ về tài chính theoquy định tại Khoản 1 Điều này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Trình tự xem xét, phân loại và giaoquyền tự chủ tài chính cho các đơn vị theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều21 Thông tư này.

Điều 22. Chế độ báocáo hàng năm

1. Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệpkhác thực hiện chế độ tự chủ định kỳ hàng năm phải báo cáo về kết quả thực hiệnchế độ tự chủ cho cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp trướcngày 28 tháng 2 năm sau (theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sựnghiệp khác trực thuộc địa phương quản lý, định kỳ hàng năm phải báo cáo cơquan chủ quản cấp trên để tổng hợp về kết quả thực hiện chế độ tự chủ và báocáo gửi Sở Tài chính trước ngày 28 tháng 2 năm sau để tổng hợp báo cáo Ủy bannhân dân cấp tỉnh.

2. Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy bannhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá về tình hình triển khai thựchiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác, gửi báo cáo vềBộ Tài chính trước ngày 31 tháng 3 của năm sau (theo Phụ lục số 6 ban hành kèmtheo Thông tư này).

Điều 23. Điều khoảnchuyển tiếp

1. Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sựnghiệp khác đã được giao quyền tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thựchiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập(Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ) nếu còn trong giai đoạn ổn định thìnăm 2018chuyểnsang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ vàhướng dẫn tại Thông tư này.

2. Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sựnghiệp khác đã được giao quyền tự chủ giai đoạn 2017-2019 theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CPcủa Chính phủ thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt. Trường hợp trong năm 2018 đơn vị có thay đổi về chức năng, nhiệmvụ hoặc có biến động về nguồn thu làm thay đổi mức độ tự đảm bảo kinh phí chithường xuyên, đơn vị xây dựng phương án tự chủ về tài chính theo quy định tại Khoản1 Điều 21 của Thông tư này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

3. Số dư quỹ dự phòng ổn định thu nhậpđã trích lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nếu còn dư đến ngàyThông tư này có hiệu lực thi hành thì được chuyển vào Quỹ bổ sung thu nhập củađơn vị.

Điều 24. Hiệu lực thihành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kểtừ ngày 14 tháng 02 năm 2018 và được áp dụng thực hiện phương án tự chủ tàichính cho đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác từ năm 2018.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu cókhó khăn, vướng mắc đềnghịcác cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.

Nơi nhận: – VP Tổng Bí thư; VP Quốc hội; – VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Cơ quan trung ương của các Hội, đoàn thể; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Sở TC, KBNN, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; – Công báo; Website Chính phủ; – Website Bộ Tài chính; – Các đơn vị thuộc Bộ TC; – Lưu: VT, Vụ HCSN. (500b)

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà

 

PHỤLỤC SỐ 1

(Ban hành kèmtheo Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tàichính).

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦAĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ, SỰ NGHIỆP KHÁC

Bản nội dung quy chế chi tiêu nội bộdo đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác lập có các nội dung chính sau:

1. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêunội bộ:

– Tạo quyền chủ động trong việc quảnlý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị,

– Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viênchức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Là căn cứ để Kho bạc Nhà nước quảnlý, kiểm soát thanh toán các khoản chi tiêu của đơn vị qua Kho bạc Nhà nước vàđể các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toántheo dõi, kiểm tra theo quy định.

– Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệuquả.

– Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

– Công bằng trong đơn vị; khuyến khíchtăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơnvị.

2. Nội dung xây dựng quy chế chi tiêunội bộ:

Các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ xâydựng quy chế chi tiêu nội bộ một số khoản chi sau:

(1) Chi hoạt động chuyên môn, chi quảnlý:

– Đối với các nội dung chi đã có địnhmức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năngtài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Đối với các nội dung chưa có định mứcchi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế,đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Riêng đơn vị tự bảo đảm một phần chithường xuyên và đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Căn cứ vào nhiệm vụđược giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt độngchuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quy định.

(2) Chi công tác phí, hội nghị theoquy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tàichính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị hoặc văn bản sửa đổi, bổsung, thay thế (nếu có).

Xem thêm: Thỉnh T Ho Khó Thở Là Bệnh Gì ? Cần Làm Gì Khi Bị Khó Thở? Thỉnh Thoảng Bị Khó Thở Là Bệnh Gì

Thủ trưởng đơn vị sau khi thống nhấttrong đơn vị xây dựng quy chế quản lý và mức thanh toán công tác phí cho cán bộ,viên chức và người lao động đi công tác theo một trong hai hình thức sau:

– Thực hiện theo các nội dung quy địnhtại Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên; riêng đối với đơn vịtự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên,đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn theo quy định.

– Căn cứ tính chất công việc, mức sử dụngcủa các năm trước, tùy theo từng đối tượng cụ thể đơn vị xây dựng mức khoáncông tác phí tháng hoặc chuyến (bao gồm tiền chi phí đi lại; phụ cấp lưu trú;tiền thuê phòng nghỉ tạ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *