Nhiều ứng viên khi điền thông tin vào sơ yếu lý lịch thường nhầm lẫn giữa trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Điều này cũng là một phần nguyên nhân gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy bạn đã phân biệt rõ được 2 nội dung này chưa? Những sai lầm ngớ ngẩn nào khiến hồ sơ của bạn trượt từ vòng loại? Nếuchưa có nhiều thông tin, hãycùng honamphoto.comtìm hiểu thêm về điều này.

Đang xem: Trình độ văn hóa là gì

Cách điền thông tin trong sơ yếu lý lịch là yếu tố quan trọng tạo ấn tượng với doanh nghiệp khi phỏng vấn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bối rối khi điền các nội dung về trình độ văn hóa, nơi thường trú, tạm trú… khiến hồ sơ tẩy xóa nhiều chỗ. Đừng lặp lại những lỗi dưới đây nếu bạn không muốn mình bị loại ở những giây phút đầu tiên.

*

Những sai lầm dưới đây khi viết Sơ yếu lý lịch có thể khiến bạn trượt phỏng vấn

Trình độ văn hóa là gì?

Trong bản sơ yếu lý lịch, trình độ văn hóa có thể hiểu là thuật ngữ dùng để xác định quá trình học vấn mà mỗi người đã đạt được qua các bậc học trong hệ thống giáo dục phổ cập quốc gia.

Cũng trong Thông tư liên tịch của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định rõ: “Trình độ văn hóa bao gồm: Mù chữ; Tiểu học; Trung học cơ sở; Trung học phổ thông”. Đồng nghĩa với việc bạn học qua bất kỳ cấp bậc nào thì ghi vào trình độ văn hóa trên cấp bậc đó, ví dụ: 09/12, 12/12.

*

Trình độ văn hóa là thông tin cần thiết có trong sơ yếu lý lịch

Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch chuẩn nhất

Tuy cụm từ trình độ văn hóa khá phổ biến và luôn xuất hiện trong sơ yếu lý lịch nhưng vẫn còn nhiều người không biết nên kê khai thế nào. Dưới đây là cách điền chính xác nhất cho 2 đối tượng:

Trình độ văn hóa hệ đào tạo 10 năm (Dành cho những người thuộc thế hệ trong khoản từ 198X, 197X trở về trước): Trình độ văn hóa là 10/10 (nếu học hết lớp 10), 7/10 (nếu học hết lớp 7)…

Trình độ văn hóa hệ đào tạo 12 năm (Theo hệ thống giáo dục phổ cập hiện nay của nước ta): Viết 9/12 nếu bạn học đến lớp 9, 12/12 nếu học hết lớp 12…

*Vì xác định trình độ văn hóa theo học vấn thuộc hệ thống giáo dục phổ cập nên người học hết Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học cũng chỉ ghi là 12/12. Các thông tin còn lại sẽ được điền vào mục trình độ học vấn và chuyên môn (tùy vào mẫu sẵn có của hồ sơ).

Những thông tin thường nhầm lẫn trong sơ yếu lý lịch ứng viên cần biết

Sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ thường gặp đối với bất kể người đi học, tìm việc hay đang đi làm. Thế nhưng, không phải ai cũng kê khai đúng thông tin trong từng hạng mục bởi có những nội dung dễ bị nhầm lẫn như:

Trình độ văn hóa/ trình độ học vấn/ trình độ chuyên môn

*

.

Nguyên quán/ quê quán/ nơi sinh

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên quán và quê quán được dùng song song và dường như gần nghĩa nhau. Tuy nhiên, sẽ có một chút khác biệt cũng cần lưu ý:

– Nguyên quán: Căn cứ theo nguồn gốc, nơi sinh của ông bà nội hoặc ngoại.

Xem thêm: 5 Cách Kết Nối Iphone Với Tivi Cực Đơn Giản, Xem Là Làm Được Ngay

– Quê quán: Xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha/ mẹ

– Nơi sinh: Địa điểm, địa danh hành chính mà bạn được sinh ra (Bệnh viện, trạm y tế…)

Để đảm bảo chính xác, cách tốt nhất là bạn nên đối chiếu trực tiếp từ giấy khai sinh. Bởi mọi thông tin, hồ sơ khác đều được lấy từ văn bản này để phục vụ cho mọi vấn đề pháp lý về sau.

Nơi thường trú/ tạm trú/ cư trú

*

.

*Địa chỉ thường trú chính xác nhất là thông tin ghi trong sổ hộ khẩu gia đình.

5 Điều cần lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch nhất định phải biết

– Viết đúng, rõ ràng mọi thông tin trong sơ yếu lý lịch.

– Dùng thống nhất 1 loại mực, nếu đánh bằng máy thì đảm bảo cùng phông chữ.

– Không tẩy xóa và viết đúng chính tả.

– Dùng ảnh thẻ 4×6 (hình chụp trong vòng 6 tháng), rõ mặt và không sử dụng loại ảnh trơn vì dấu xác nhận thông tin của cơ quan chức năng sẽ không in lên ảnh được.

– Luôn kiểm tra lại tất cả thông tin một lần cuối trước khi bỏ vào túi hồ sơ để công chứng và gửi đến nhà tuyển dụng/cơ quan/công ty.

Xem thêm: Hướng Dẫn Vẽ Pareto Chart Excel Và Quy Luật 80, Hướng Dẫn Vẽ Biểu Đồ Pareto Nguyên Lý 80

Việc điền chính xác các thông tin từ trình độ văn hóa, cấp bậc, nơi thường trú… luôn thể hiện bạn là ứng viên chuyên nghiệp. Bạn nên chú ý, cẩn thận với bất kỳ nội dung điền vào sơ yếu lý lịch để quá trình phỏng vấn, làm việc của mình ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng/doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *