Căn cứ tại Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 và Điều 14, Điều 15 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dụng của Bộ Luật Lao động.
Đang xem: Trợ cấp thôi việc là gì
I. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc
Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho Người lao động (NLĐ) đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:
– Hết hạn hợp đồng lao động;
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án;
– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động;
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động;
Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc:
– Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
– Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Xem thêm: Tế Bào Blast Là Gì ? Đặc Điểm Tế Bào Blast Và Các Bệnh Liên Quan
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải
II. Mức hưởng trợ cấp thôi việc
Tiền trợ cấpthôi việc |
= |
½ |
X |
Tiền lương để tínhtrợ cấp thôi việc |
X |
Thời gian làm việc đểtính trợ cấp thôi việc |
Trong đó:
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc;
Lưu ý:
1. Cách xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo HĐLĐ;
– Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH ;
– Thời gian nghỉ hằng tuần,
– Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng những vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;
– Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
– Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
2. Thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Thời gian NSDLĐ đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
– Thời gian NSDLĐ đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật;
Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.
Thời gian làm việc tại công ty B của ông A là: 10 năm 8 tháng
Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc là: 1 năm 10 tháng và được làm tròn thành 2 nămMức hưởng trợ cấp thôi = ½ x 7.000.000 x 2 = 7.000.000 đồng
Hỗ trợ tư vấn và đăng ký dịch vụ