You may be trying to access this site from a secured browser on the server. Please enable scripts and reload this page.

Đang xem: Trợ giúp pháp lý là gì

*

Chọn ngôn ngữ:

*

|

*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

*

*

Email

*

Bản in

 

Trợ giúp pháp lý là gì?

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý; góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.

2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;

d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý và quy định của pháp luật về tố tụng;

đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;

e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

Xem thêm: Trường Cấp 2 Gọi Là Gì – Trung Học Phổ Thông (Việt Nam)

2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;

c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Tư vấn pháp luật

Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn có nhận được đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý của chị Lò Thị Mẩy với nội dung như sau:

Chị Mẩy bị cha mẹ cưỡng ép kết hôn phải lấy người cùng thôn, chị bị dọa nếu không lấy mẹ chị sẽ tự tử nên chị buộc phải đồng ý. Chị đã làm thủ tục đăng ký kết hôn và đã được UBND xã nơi chị cư trú cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Nay chị đề nghị Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tư vấn: Chị muốn hủy việc kết hôn đó vì chị không đồng ý thì chị có được quyền tự mình yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn đó không? Pháp luật quy định những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 cùng các quy định pháp luật có liên quan, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định như sau:

“ 1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại mục 2 dưới đây yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d mục 2 nêu trên yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật”.

Vì vậy, việc chị Mẩy bị cha mẹ cưỡng ép kết hôn, theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, chị có quyền được tự mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Hội liên hiệp phụ nữ ở địa phương yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, việc yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị đăng ký kết hôn để được thụ lý giải quyết.

Xem thêm: ” I Purple You Là Gì – V (Bts) Quả Thật Là Nhà Sáng Tạo Ngôn Ngữ Tài Ba!

Trên đây là ý kiến tư vấn của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn tư vấn để chị được biết và tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *