Tỷ suất sinh lợi và rủi ro là hai trong những công cụ chủ yếu trong quản trị doanh nghiệp. Vậy tỷ suất sinh lợi là gì? Rủi ro là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Đang xem: Tỷ suất sinh lợi là gì

Tỷ suất sinh lợi là gì?

Tỷ suất sinh lợi là lợi nhuận có được từ một đồng vốn đầu tư, thường được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm giữa mức lợi nhuận thu được và giá trị khoản đầu tư bỏ ra. Tỷ suất sinh lợi được tính toán theo kỳ hạn (1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm…).

*

Ví dụ: Một người đầu tư mua kỳ phiếu của ngân hàng, ông ta chi ra 1.000.000 đồng để mua một kỳ phiếu với thời hạn kỳ phiếu là 1 năm.

Sau 1 năm, khi kỳ phiếu đến hạn, nhà đầu tư nhận được số tiền 1.100.000 đồng trong đó tiền gốc là 1.000.000 đồng và tiền lãi là 100.000 đồng. Tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư có được khi đầu tư vào kỳ phiếu ngân hàng là: 100.000/1.000.000 = 10%/năm.

Trong đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu, họ thường hi vọng trong tương lai sẽ nhận được mức lợi tức cổ phần (D1) và chênh lệch giá từ việc bán chứng khoán (lãi vốn hoặc lỗ vốn).

Nếu gọi: P0: Giá 1 cổ phiếu ở đầu năm hay đầu kỳ

P1: Giá 1 cổ phiếu ở cuối năm hay cuối kỳ

D1: Cổ tức 1 cổ phần nhà đầu tư nhận được trong năm.

Vậy tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư hi vọng đạt được trong năm:

Trong đó: R(e)=(D1+P1-P0)⁄P0=D1⁄P0=(P1-P0)⁄P0

D1/P0: Tỷ suất cổ tức

(P1-P0)/P0: Tỷ suất lời vốn

Về mặt lý thuyết nếu công ty có lợi tức cổ phần tăng đều đặn hàng năm thì tỷ lệ tăng giá sẽ đúng bằng tỷ lệ tăng cổ tức.

Vì vậy: R(e) = D1/P0 + g

Trong đó: R(e): Tỷ xuất sinh lời hi vọng đạt được của nhà đầu tư

g: Tỷ lệ tăng cổ tức đều đặn hàng năm

*

Rủi ro và các loại rủi ro

a/ Rủi ro là gì?

Rủi ro là một thuật ngữ khá khó để đạt được sự thống nhất về mặt khái niệm do có nhiều hướng tiếp cận khác nhau.

Nói đến rủi ro người ta thường nghĩ ngay tới điều gì đó không tốt và không như mong đợi sẽ xảy đến. Các biến cố này xảy ra một cách ngẫu nhiên, không ai biết trước được.

Theo từ điển tiếng Việt, rủi ro là điều không lành, không tốt và bất ngờ xảy ra. Theo nhiều nhà phân tích, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra.

Thực tế, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro. Định nghĩa về rủi ro rất phong phú và đa dạng, nhưng có thể chia thành 2 trường phái lớn đó là: Trường phái truyền thống và trường phái hiện đại.

*

Theo trường phái truyền thống: Rủi ro được xem là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không tốt có thể xảy ra cho con người.

Xem thêm:

Đối với một doanh nghiệp thì đó là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự không chắc chắn một tình trạng bất ổn có thể đo lường được, vừa ang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.

Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.

2/ Các loại rủi ro

Xét về mặt định tính thì rủi ro tổng thể của một doanh nghiệp (hay cổ phiếu) là tổng của hai rủi ro thành phần cơ bản. Đó là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.

a.Rủi ro hệ thống (Systematic risk)

Loại rủi ro này khi xảy ra sẽ ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán và tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp.

Loại rủi ro này không thể loại trừ bằng việc đa dạng hóa hay đầu tư nhiều khoản đầu tư. Những rủi ro này nảy sinh do các yếu tố nằm ngoài doanh nghiệp và không kiểm soát được như do tác động của chiến tranh, lạm phát, suy thoái kinh tế, tình hình chính trị, do chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kì.

Rủi ro phi hệ thống (Unsystematic risk)

Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro riêng biệt. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được gắn liền với từng công ty riêng biệt. Loại rủi ro này xảy ra chỉ ảnh hưởng đến một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh doanh nào đó.

Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, nguồn cung ứng vật tư, các vụ kiện tụng, đình công… Loại rủi ro này có thể loại trừ bằng cách đa dạng hóa đầu tư.

Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro phi hệ thống bao gồm: Năng lực và quyết định quản trị của ban lãnh đạo, đối thủ cạnh tranh quá mạnh, mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Hầu hết các nhà đầu tư đều không thích mạo hiểm do lo ngại rủi ro. Do đó các nhà đầu tư sẽ tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình nhằm giảm thiểu rủi ro.

Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm cắt giảm rủi ro có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo.

Xem thêm: Công Tắc 1 Chiều Là Gì ? Cách Đấu Công Tắc Điện 2 Chiều Cách Đấu Công Tắc Điện 2 Chiều

Biến động giảm tỷ suất sinh lời của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng tỷ suất sinh lời của chứng khoán khác. Do đó khi số lượng các khoản đầu tư trong doanh mục đầu tư càng tăng lên thì rủi ro của danh mục đầu tư càng giảm. Tuy nhiên đa dạng hóa danh mục đầu tư chỉ có thể loại trừ được các rủi ro phi hệ thống của chứng khoán nhưng không loại trừ được rủi ro thị trường. Do đó rủi ro danh mục chỉ giảm đến mức bằng rủi ro hệ thống mặc dù danh mục đã được đa dạng hóa tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *