Kim ngân là một loại dược liệu có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người về các công dụng tuyệt vời của nó. Trong Đông y, Kim ngân là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này

Giới thiệu về Kim ngân

Tên thường gọi: Kim ngân, Nhẫn đông.

Đang xem: Vị thuốc kim ngân hoa

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.

Họ khoa học: thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Cây Kim ngân cho các vị thuốc:

Hoa Kim ngân hay Kim ngân hoa – Flos Lonicerae: là hoa phơi hay sấy khô của dược liệu.Cành và lá Kim ngân – Caulis cum folium Lonicerae – là cành và lá phơi hay sấy khô của dược liệu.

Mô tả toàn cây

Là cây leo bằng thân cuốn. Cành non có thân già xoắn, lông mịn. Lá nguyên, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài 4 -7 cm, rộng 2- 4cm, cả hai mặt lá đều có lông mịn. Hoa thường mọc từng đôi một ở các nách lá gần ngọn. Khi mới nở, cánh hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng nhạt có mùi thơm nhẹ. Năm cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 môi, 5 nhị thò ra ngoài cánh hoa. Quả hình trứng màu đen, dài chừng 5mm.

Mùa hoa thường rơi vào tháng 3-5, quả rơi vào tháng 6-8. Cây Kim ngân xanh tốt vào mùa đông cho nên còn có tên là nhẫn đông, nghĩa là chịu đựng tốt vào mùa đông.

Bộ phận dùng làm thuốc: hoa và thân dây.

*

Kim ngân thường mọc hoang tại miền Bắc nước ta

Công dụng của Kim ngân

Theo Y học hiện đạiTác dụng kháng khuẩn đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh trong thực nghiệm. Người ta thấy nước hoa Kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh với tụ cầu, vi khuẩn thương hàn, lỵ trực trùng, E.coli, phế cầu, liên cầu khuẩn tiêu huyết. Điểm đặc biệt là nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác. Trong đó nước sắc hoa không có tác dụng kháng khuẩn như nước sắc lá. Một số tác giả cho rằng điều này còn phụ thuộc vào thời điểm thu hái.

Bên cạnh tác dụng kháng khuẩn, dược liệu còn có hiệu quả ức chế một số virus như virus hô hấp hợp bào, influenza B và influenza A3…

Nước sắc hoa có tác dụng làm giảm hoạt hóa tế bào hình sao và đảo ngược quá trình chuyển dạng biểu mô – trung mô ở tế bào gan chuột, làm giảm các stress oxy hóa và đảo ngược tiến trình xơ hóa gan, bảo vệ tế bào gan.

Theo Y học cổ truyền

Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.

Cách dùng và liều dùng Kim ngân

Có rất nhiều cách sử dụng Kim ngân. Tùy vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau.

Nếu dùng hoa là 4 – 6 g/ngày dạng thuốc sắc hoặc hãm uống, dùng.dây thì liều lượng dùng từ 10 – 12 g/ngày. Cũng có thể ngâm rượu hoặc làm thuốc hoàn tán. Có thể chế thành trà uống trị ngoại cảm phát sốt và ho. Ngoài ra còn có tác dụng phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sảy.

Xem thêm: V/V Sinh Hoạt Chi Bộ Theo Hướng Dẫn 12 Của Trung Ương, Hướng Dẫn Số 12

Một số bài thuốc kinh nghiệm chứa Kim ngân

Bài thuốc Ngân kiều tán

Thường dùng chữa mụn nhọt, sốt cảm: Kim ngân hoa và Liên kiều mỗi vị 40g; Kinh giới tuệ 16g; Cát cánh 24g; Đạm đậu sị 20g; Bạc hà và Ngưu bàng tử mỗi vị 24g; Đạm trúc diệp 15g. Tất cả sấy khô tán bột. Có thể làm thành viên. Uống 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 12g bột.

Thuốc tiêu độc

Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.

Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh

Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml; sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi

Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm 20g, sắc uống.

Chữa sởi

Có thể dùng Kim ngân hoa và rau Diếp cá, mỗi loại 10g, sao qua rồi sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, tất cả hái tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng

Lá kim ngân chứa saponin. Đây là một loại độc chất, tuy nhiên cơ thể kém hấp thu chất này nên hầu như không gây hại. Saponin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất ở một số loại đậu. Để an toàn tuyệt đối, bạn hãy nấu chín kỹ, chắt nước đầu và nấu lại một lần nữa. Đây là cách để loại bỏ saponin ra khỏi bài thuốc.

Các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:

Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩBạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khácBạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây kim ngân hoặc các loại thuốc, thảo mộc khácBạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khácBạn bị dị ứng với bất kỳ yếu tố nào như: thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay lông động vật…

Nhờ có nhiều tác dụng tuyệt vời mà dược liệu này ngày càng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn

Trang tin y tế honamphoto.com chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

1. 3033 Cây thuốc Đông Y – Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh

2. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học

3. Park E., Kum S., Wang C., Park S.Y., Kim B.S., Schuller-Levis G. Antiinflammatory activity of herbal medicines: inhibition of nitric oxide production and tumor necrosis factor-alpha secretion in an activated macrophage-like cell line. The American Journal of Chinese Medicine. 2005;33:415–424

4. Bassoli B.K., Cassolla P., Borba-Murad G.R., Constantin J., Salgueiro-Pagadigorria C.L., Bazotte R.B., da Silva R.S.d.S.F., de Souza H.M. Chlorogenic acid reduces the plasma glucose peak in the oral glucose tolerance test: effects on hepatic glucose release and glycaemia. Cell Biochemistry and Function. 2008;26:320–328.

5. Huo X.F., Tang Y.P., Zhang Q.L., Luo S.H. Effect of chlorogenic acid on the macrophages induced by lipoplysaccharide. Acta Academiae Medicine Zunyi. 2003;26:507–508.

Xem thêm: Crush Là Gì? Trong Tiếng Việt Crush Nghĩa Là Gì? Dấu Hiệu Crush Thích Mình

6. Li, D.Z., 2008a. Study on the synthesis and bioactivities of analogs of shuangkangsu – an anti-virus principle of Jinyinhua. Chinese Academy of Medical Science & Peking Union Medical College. Doctoral thesis

7. Wu, L., 2005. Extraction and antioxidiant ability of chlorogenic acid from flos lonicera. Tianjin University of Science and Technology. Master thesis

8. Miao H, Zhang Y, Huang Z, Lu B, Ji L. Lonicera japonica Attenuates Carbon Tetrachloride-Induced Liver Fibrosis in Mice: Molecular Mechanisms of Action. Am J Chin Med. 2019;47(2):351-367. doi: 10.1142/S0192415X19500174. Epub 2019 Mar 14. PMID: 30871359.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *