Hậu sinh khả úy là gì? Ý nghĩa của câu thành ngữ Hậu sinh khả úy. Bài viết giải nghĩa chi tiết, nêu rõ nguồn gốc và những vấn đề liên quan, tới câu thành ngữ rất đỗi quen thuộc này.
Đang xem: Hậu sinh khả úy là gì
Trong cuộc sống thường ngày, thi thoảng chúng ta thường nhắc nhiều tới câu thành ngữ: “Hậu sinh khả úy”. Nhưng chắc hẳn sẽ có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này là gì? Đang nói về điều gì, những ai trong cuộc sống.
Có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ được truyền tụng lại từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng ý nghĩa của nó không phải ai cũng hiểu rõ, tại sao người ta lại nói như vậy. Điển hình đó là câu “Hậu sinh khả úy“, một câu nói được mọi người sử dụng.
Hậu sinh khả úy là gì?
Mục lục ẩn
1 Hậu sinh khả úy là gì?
2 Hậu sinh khả úy tiếng Trung nghĩa là gì?
3 Hậu sinh khả ố là gì? Nghĩa của từ Hậu sinh khả ố
4 Hậu sinh khả úy bắt nguồn từ đâu?
5 Phim Hậu sinh khả úy là gì?
6 Lời kết
►Khái niệm: Hậu sinh khả úy (后生可畏) là câu thành ngữ được Đức Khổng Tử nói ra, sau khi gặp Hạng Thác (một đứa bé mới 7 tuổi, nhưng đã trả lời được hết các câu hỏi của ông). Hậu sinh khả úy có nghĩa là những người sinh sau thật đáng sợ, đáng khâm phục.
Câu nói khen ngợi lớp người trẻ thông minh, tài giỏi và nổi bật hơn thế hệ cha ông của mình (hàm ý không thể xem thường lớp trẻ). Câu nói thể hiện niềm vui, sự tự hào của người đi trước và khích lệ con em cần phải luôn cố gắng trong học tập, trong công việc.
Câu nói nêu lên quy luật vận động phát triển của thế giới vật chất. Cái mới ra đời sẽ luôn tiến bộ hơn những cái cũ, do tính kế thừa sự tiến bộ của cái cũ và loại bỏ những yếu tố lạc hậu của cái cũ. Đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển chung trong cuộc sống.
– Thuật ngữ liên quan:
Thảo sắc nhập liêm thanh. | Nhật nhật tân, hựu nhật tân. |
Thanh xuất vu lam, nhi thắng vu lam. | Con hơn cha là nhà có phúc. |
Hậu lãng thôi tiền lãng: Sóng sau dồn sóng trước. |
Hậu sinh khả úy tiếng Trung nghĩa là gì?
Hậu sinh khả úy có phiên âm từ chữ Hán, đó là 后生可畏 (hòu shēng kě wèi).
– Giải nghĩa lối chiết tự:
Hậu sinh (后生): Người sinh sau, người trẻ tuổi (postérité, jeunes gens).Khả úy (可畏): Chữ “úy” (sợ, lòng phục theo). Ở đây không phải là sợ hãi, sợ sệt theo dạng tiêu cực. Mà đó là sự nhún nhường, khiêm cung, chỉ sự khâm phục, đáng kính nể của các bậc tiền nhân dành cho hậu thế của mình.
Hậu sinh khả úy là gì trong tiếng Trung?
Hậu sinh khả ố là gì? Nghĩa của từ Hậu sinh khả ố
Nếu Hậu sinh khả úy là sự ca tụng dành cho lớp trẻ, thế hệ sau. Thì câu nói “Hậu sinh khả ố” lại có ý nghĩa trái chiều ngược lại, so với câu thành ngữ Hậu sinh khả úy.
Khả ố trong tiếng Anh có nghĩa là: Detestable. Giải thích theo Hán-Việt thì nó được hiểu là “Đáng ghét”.
Ví dụ: Điệu cười khả ố (điệu cười đáng ghét).
✢Khả ổ: “Đáng ghét”. | ☆Tương tự: “Khả tăng” 可憎. | ★Tương phản: “Khả ái” 可愛. |
Hậu sinh khả ố với ý nghĩa trái ngược hoàn toàn, ở đây có nghĩa là thế hệ sau thật đáng xấu hổ (sinh sau thì đáng xấu hổ). Là hàm ý chê bài thế hệ sau không bằng được như thế hệ trước, bị mai một cái tài giỏi so với người đi trước.
Hậu sinh khả úy bắt nguồn từ đâu?
Nguồn gốc của câu thành ngữ Hậu sinh khả úy 后生可畏 (hou sheng ke wei), bắt nguồn từ Khổng Phu Tử (hay còn gọi là Khổng Tử – 孔子).
Trong sách Luận ngữ (論語), một cuốn sách trong bộ Tứ Thư do chính Khổng Tử biên soạn. Cũng đã nhắc nhiều tới Hậu sinh khả úy, nguyên văn gốc của câu này như sau:
“Hậu sinh khả úy, yên tri lai giả chi bất như kim dã? Tứ thập, ngữ thập nhi vô văn yên, tư diệt bất túc úy dã dĩ” (子曰: 后生可畏,焉知來者之不如今也?四十、五十而無聞焉,斯亦不足畏也已).
Nghĩa dịch là: “Người sinh sau thường rất đáng sợ, nhưng trong tương lai biết đâu họ sẽ không bằng được như hiện tại? Nếu họ không có chút tiếng tăm, thành quả gì trong độ tuổi bốn mươi, năm mươi thì không cần phải sợ họ nữa”.
Xem thêm: Cuộc Đời Màu Hồng ( La Vie En Rose Là Gì, La Vie En Rose Là Gì
Trong sách Luận ngữ của Khổng Tử, ông đã ghi chép lại cũng chính là cuộc đối đáp trò chuyện thú vị giữa ông và một đứa bé mới lên 7 tuổi (có tên là Hạng Thác). Khi gặp Khổng Tử, Hạng Thác đã trả lời trành mạch hết toàn bộ những câu hỏi mà ông đặt ra từ dễ đến khó, khiến ông rất bất ngờ.
Bên cạnh đó, chính những câu hỏi của Hạng Thác hỏi ngược lại ông, đã khiến Khổng Tử khó xử. Vì không biết tìm đâu ra câu trả lời hợp lý. Cuộc hội thoại đó có diễn biến như sau:
Trong một lần, Khổng Tử ngồi trên xe ngựa để đi chu du vào một vùng đất nọ. Đang đi trên đường, bỗng xe phải dừng lại, vì có một cậu bé đang ngồi đắp cát để tạo dựng những thành trì, ngáng đường xe ngựa của ông.
Khổng Tử liền bảo: “Này cháu, tránh chỗ cho xe ta qua”.
Câu bé ngoảnh mặt lại và trả lời: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe”.
Nguồn gốc câu thành ngữ Hậu sinh khả úy.
Khổng Tử khá bất ngờ từ câu trả lời thông minh, từ chính miệng một đứa trẻ nói ra.
Khổng Tử liền hỏi: “Cháu tên là gì? Năm nay cháu bao nhiêu tuổi?”
Cậu bé trả lời: “Cháu tên là Hạng Thác, năm nay cháu 7 tuổi ạ”.
Khổng Tử nói: “Mới 7 tuổi mà rất khôn ngoan thế này, ta thấy cháu hiểu biết là cũng không ít”.
Thấy Khổng Tử nói vậy, Hạng Thác liền nhanh nháu trả lời: “Dạ thưa, cháu nghe mọi người bảo con cá sinh ra được 3 ngày là đã biết bơi, con thỏ sinh được 3 ngày đã biết chạy, con Ngựa sinh ra 3 ngày là đã biết đi theo mẹ. Vậy chuyện này đối với cháu thì quả là bình thường, đâu có gì là lạ”.
Khổng Tử rất thích thú với màn trả lời đầy ranh mãnh và quyết đoán của cậu bé. Ông liền thử tài cậu bằng một loạt câu hỏi, bao gồm 40 câu. Ngạc nhiên thay, những câu hỏi đó cậu trả lời rất nhanh và chính xác. Cứ như một chiếc máy đã được lập trình sẵn vậy.
Trong lúc Khổng Tử đang tìm thêm câu hỏi, thì bất ngờ Hạng Thác hỏi lại Khổng Tử: “Thưa ngài, trên trời có bao nhiêu vì sao?”.
Khổng Tử nhăn mặt: “Chúng ta đang ở dưới đất, tại sao lại nói chuyện chi ở trên trời vậy?”.
Cậu bé gật đầu: “Được, vậy dưới đất có bao nhiêu ngôi nhà?”
Khổng tử suy ngẫm một hồi, liền thốt lên: “Cháu còn nhỏ tuổi, nhưng lại thích hỏi những chuyện xa xôi, viễn xông tận đâu. Chuyện trước mắt thì không hỏi, cần gì hỏi chuyện Đất Trời”.
Hạng Thác trả lời: “Dạ vâng, vậy cho cháu hỏi, 2 hàng lông mày của Khổng Tử có tất cả bao nhiêu sợi?”
Khổng Tử không đáp lại, mà chỉ mỉm cười, rồi bảo người cho xe chạy luôn và than thầm rằng: “Đúng là Hậu sinh khả úy, lớp trẻ bây giờ thật đáng sợ!“.
Đó chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “Hậu sinh khả úy”. Nghe nói vì vô cùng khâm phục Hạng Thác, cho nên Khổng Tử đã tôn cậu làm thầy của mình.
Việc Khổng Tử tôn Hạng Thác làm thầy, cũng là để cho thế hệ sau biết rằng, làm người cần phải đề cao đức khiêm tốn và cần học hỏi cái hay cái giỏi của người khác. Bởi vậy, Hạng Thác chính là người thầy nhỏ tuổi nhất của Đức Khổng Tử.
Nhưng tiếc rằng Hạng Thác lại đoản mệnh, năm lên 10 tuổi cậu bé đã qua đời. Hạng Thác được lập đền thờ tưởng nhớ và mọi người thường gọi cậu là Tiểu Nhi Thần, có nghĩa là “Thần đồng”. Và thật bất ngờ hơn, chữ “Thần đồng” cũng xuất hiện từ ngày đó, được mọi người sử dụng cho đến tận ngày nay.
Phim Hậu sinh khả úy là gì?
Hậu sinh khả úy 2016 là bộ phim truyền hình dài 15 tập, của đài phát thanh Hoàng gia Thái Lan. Bộ phim thuộc thể loại tâm lý tình cảm, kể về cuộc sống của một cô gái xinh đẹp tên là Rasa.
Rasa là cô gái luôn chăm chỉ làm việc trong gia đình của mình. Tưởng chừng như cuộc sống sẽ êm đềm, cho đến khi cô biết sự thật cô không phải là con gái ruột của người cha bấy lâu nay cô vẫn luôn nghĩ. Với ước nguyện từ người mẹ và mong muốn của cô về người cha, Rasa quyết định tìm kiếm cha đẻ của mình.
Trong khoảng thời gian đó, Rasa gặp được Chanon, một anh chàng luôn có cái nhìn khắt khe về phụ nữ. Lý do vì người mẹ của anh đã từ bỏ anh để đi với người đàn ông khác, lúc anh còn nhỏ. Bằng tình cảm chân thành và trái tim nồng hậu, Rasa đã dần thay đổi tính cách của Chanon.
Những ngày tháng ở bên Rasa, Chanon chợt nhận ra anh đã yêu nàng mất rồi, và không thể nào từ bỏ nàng được. Nhưng oái ăm thay, khi anh biết em trai của mình cũng là một người đang theo đuổi Rasa quyết liệt. Đó là một bài toán lớn!
Lời kết
Qua bài viết này, honamphoto.com đã giải thích ý nghĩa cho bạn đọc hiểu rõ về câu thành ngữ Hậu sinh khả úy là gì? Cũng như nêu rõ nguồn gốc về câu thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống của chúng ta.
Sóng vỗ lớp sau cao hơn sóng lớp trước, màu xanh lấy từ cỏ lam nhưng lại đậm hơn cỏ lam, đó chính là “Hậu sanh khả úy” của lớp trẻ so với bậc tiền nhân của mình. Đây dường như là quy luật tất yếu trong sự phát triển chung của xã hội, mặc dù nó không hẳn là hoàn toàn như vậy.
Xem thêm: Xếp Loại Học Lực Yếu Tiếng Anh Là Gì, Xếp Loại Học Lực Tiếng Anh Là Gì
Hy vọng, thể hệ người trẻ sẽ tiếp nối “hào khí tinh hoa” mà cha ông để lại, cả tài lẫn đức. Thể hiện được sự thông minh lanh lợi, đầy chí tiến thủ, dám nghĩ dám làm, dám dấn thân hành động. Có tầm nhìn và những khát vọng, những hoài bão lớn. Phải định hướng như chiếc la bàn đi biển, có bản lĩnh trí tuệ để căng buồm đón gió đại dương.
Một lần nữa, tôi xin nghiêng mình trước câu nói của Đức Khổng Tử, và chúc cho thế hệ người trẻ sẽ luôn là những Gs.Tương lai!