Khác với giai đoạn Văn học trung Đại và Văn học cận hiện đại. Văn học hiện đại là giai đoạn mà các nhà văn, nhà thơ dễ dàng tiếp cận được các luồng tư tưởng nước ngoài cũng như khả năng in ấn dễ dàng. Nên số lượng nhà văn, nhà thơ cũng rất nhiều, văn chương cũng mới mẻ, có nhiều sáng tạo và phong cách riêng… Cùng điểm qua những nhà văn hiện đại Việt Nam.

Đang xem: Nhà văn hiện đại việt nam

*

Một số gương mặt Nhà văn hiện đại Việt Nam tiêu biểu. Ảnh: Sách Văn Học tổng hợpVĂN LINH (01.01.1930): Tên thật là Trần Viết Linh, nhà văn, nhà biên kịch, quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ngoài 16 tiểu thuyết, ông còn có 23 tập truyện ngắn, 3 tập sách thiếu nhi, 20 kịch bản phim truyện, phim truyền hình, phim hoạt hình. Một số tiểu thuyết tiêu biểu: Mùa hoa dẻ, Đêm sương muối, Gương mặt một người thân, Kỉ niệm nơi đáy hồ, Sông Gianh (bộ ba), Đất nước ông bà…NGUYỄN TRUNG ĐỨC (27.7.1942 – 02.01.2000): Dịch giả, quê Phong Châu, Phú Thọ. Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã dịch hơn 30 tác phẩm văn học Châu Mĩ Latinh như Sự tráo trở của phương pháp, Ngài đại tá chờ thư, Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả…KHUẤT QUANG THUỴ (12.01.1950): Nhà văn quê ở Phúc Thọ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Một số tác phẩm: Không phải trò đùa, Những bức tường lửa, Trong cơn gió lốc, Trước ngưỡng cửa bình minh, Giữa ba ngôi chúa, Người đẹp xứ Đoài, Thềm nắng, Con nhà võ, Người ở bến Phù Vân …

Tác giả: Khuất Quang Thụy. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết.ĐÀO MINH HIỆP (20.01.1950): Nhà văn, dịch giả, quê ở An Nhơn, Bình Định. Tác phẩm chính: tập truyện: Lời tự thú muộn màng; các dịch phẩm: Đức mẹ mặc áo choàng lông, Những ngọn cờ trắng, Sếu đầu mùa, Thám tử buồn, Đường hầm, Người giàu cũng khóc…HOÀNG TÍCH LINH (18.9.1919 – 26.01.1990): Nhà soạn kịch, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957, quê ở Tiên Sơn, Bắc Ninh. Ông đã viết khoảng 30 kịch bản sân khấu. Tác phẩm chính: Anh bộ đội Cụ Hồ, Luyện chắc tay súng, Ánh sáng Hà Nội, Cơm mới, Vết sẹo, Cô giáo Hồng…Tháng 2:NGUYỄN VĂN NGUYỄN (12.02.1910 – 25.3.1953): Nhà văn, nhà cách mạng, quê ở Châu Thành, Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Ông viết văn chính luận, phê bình vừa tiếng Việt vừa tiếng Pháp. Các tác phẩm chính: Án mạng đường Barbier; Lá rụng về cội; Cán bộ cách mạng; Tháng Tám trời mạnh thu…TÔN QUANG PHIỆT (20.02.1900 – 01.12.1973): Nhà cách mạng, nhà văn, nhà sử học, quê Thanh Chương, Nghệ An. Tác phẩm: Thanh khí tương cầu, Duyên nợ bên hồ; Lịch sử Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh; Phan Bội Châu và một giai đoạn chống Pháp của nhân dân Việt Nam; Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám.NGUYỄN CHÍ TRUNG (02.1930): Tên thật Thái Nguyên Chung, nhà văn, quê Hoà Vang, Quảng Nam. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm: bút kí: Đà Nẵng, tập truyện ngắn: Bức thư làng Mực; Hương cau; Khi dòng sông ra đến cửa; tiểu thuyết Tiếng khóc của nàng Út.PHÚ ĐỨC (24.9.1901 – 04.3.1970): Nhà văn chuyên viết truyện phiêu lưu, võ hiệp kì tình, quê tổng Bình Trị Thượng, Gia Định, nay thuộc quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh. Ông có trên 70 tiểu thuyết trường thiên, đáng kể là Châu về Hợp Phố (23 quyển); Tiểu anh hùng Võ Kiết; Non tình biển bạc (12 quyển); Tình trường huyết lệ (15 quyển); Căn nhà bí mật v.v.XUÂN THIỀU (01.4.1930 – 14.4.2007): Nhà văn, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh. Giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tác phẩm: truyện ngắn: Đôi vai; Trời xanh; Gió từ miền cát; Xin đừng gõ cửa; truyện: Mặt trận kêu gọi; Khúc hát mở đầu; tiểu thuyết: Thôn ven đường; Tư Thiên; kí: Chiến đấu trên mặt đường; Bắc Hải Vân xuân…XÍCH ĐIỂU (05.4.1910 – 28.7.2003): Tên thật là Nguyễn Văn Tước, nhà thơ, nhà văn, quê huyện Đông Anh, Hà Nội. Tác phẩm: tiểu thuyết Cô lái đò sông Thương; Mệnh phụ cuồng mê; tiểu thuyết trào phúng Ba xoay diễn nghĩa; truyện khoa học viễn tưởng Hy sinh; các tập thơ Cướp mới, cướp cũ, tiểu phẩm Trắng đen; Sau mặt nạ nhân vị; Người hay vật; Cái đuôi chó; Chủ nghĩa lưu manh hiện đại.HỒ PHƯƠNG (15.4.1930): Nhà văn, quê Thị xã Hà Đông, Hà Nội. Giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tác phẩm: truyện ngắn: Cỏ non, Xóm mới; tiểu thuyết: Những tiếng súng đầu tiên; Cánh đồng phía Tây; Những tầm cao; Kan Lịch; Yêu tinh; Ngàn dâu…PHẠM VĂN ĐỒNG (01.03.1906 – 29.4.2000): Nhà cách mạng, nhà lí luận văn hoá văn nghệ, quê Mộ Đức, Quãng Ngãi. Tác phẩm: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc; Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc; Tiếng Việt, một công cụ cực kì lợi hại trong cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá…NGUYỄN HUY THIỆP (29.4.1950): Nhà văn, quê huyện Thanh Trì nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội. Tác phẩm: các tập truyện: Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Như những ngọn gió, Thương cả cho đời bạc, Mưa Nhã Nam; tiểu thuyết: Tuổi hai mươi yêu dấu, Tiểu Long Nữ, Gạ tình lấy điểm, tiểu luận: Giăng lưới bắt chim; và một số tuyển tập truyện ngắn và kịch khác.

*
*

Tác giả – trung tướng Trần Độ. Ảnh: Thông Luận.TÔ NGỌC HIẾN (16.8.1942 01.3.1998): Nhà văn, tên thật Bùi Thượng Hiến, quê Xuân Thuỷ, Nam Định. Ông từng làm thợ, học trường Viết văn Nguyễn Du, viết văn, làm báo ở Quảng Ninh. Tác phẩm chính: Người kiểm tu (truyện ngắn, 1974); Mùa hoa sim cuối cùng (truyện ngắn, 1978); Mùa than trôi (truyện ngắn, 1982); Hãy cho tôi sống lại (tiểu thuyết, 1988); Trên bến bờ riêng khuất (truyện vừa, 1992); Đứa con của hồng thuỷ (truyện vừa, 1996); Giọt lệ Hạ Long (kịch bản phim, 1974); …TỪ BÍCH HOÀNG (26.8.1922 – 23.11.2010): Nhà văn, nhà báo tên thật là Trần Văn Hồng; quê Hà Nội. Ông từng làm ở các báo Vệ quốc quân, Quân đội Nhân dân, Sinh hoạt văn nghệ, là thành viên sáng lập, biên tập viên rồi Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hàm đại tá. Tác phẩm chính: Thượng Cam Lĩnh (dịch chung với Thọ Hồng, 1954); Hoa núi (truyện ngắn, 1981).HOÀNG TÍCH CHỈ (01.9.1932): Nhà viết kịch, nhà văn; quê Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông từng công tác ở Ti Liêm phóng Bắc Giang, sau chuyển sang hoạt động văn nghệ, học trường Điện ảnh Việt Nam, về công tác ở Hãng phim truyện, làm Giám đốc Hãng phim truyện I – Cục Điện ảnh. Tác phẩm chính: Bão tuyến (dựng thành phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm); Biển gọi; Em bé Hà Nội; Thành phố lúc rạng đông; Mối tình đầu; Mắt bão (dựng thành phim Tọa độ chết); Tướng cướp hoàn lương (tiểu thuyết); Bóng ma rừng Sác (tiểu thuyết, dựng thành phim Bông hoa rừng Sác).TRIỆU XUÂN (04.9.1952): Nhà văn, tên thật là Triệu Xuân Điến, bút danh: Triệu Minh Đức, Triệu Minh, Minh Đức; quê Ninh Giang, Hải Dương. Ông tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội; làm báo, viết văn; công tác ở báo Đài Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam, làm Trưởng Chi nhánh Nxb Văn học tại TP Hồ Chí Minh… Tác phẩm chính: Những người mở đất (tiểu thuyết, 1983); Giấy trắng (tiểu thuyết, 1986); Nổi chìm trong dòng xoáy (tiểu thuyết, 1987); Đâu là lời phán xét cuối cùng (tiểu thuyết, 1987); Trả giá (tiểu thuyết, 1988), Cõi mê (tiểu thuyết, 2004); Lấp lánh tình đời (truyện và kí, 2007); …NGUYÊN NAM (04.9.1932 – 26.01.2009): Nhà văn, tên thật là Nguyễn Tiến Hải, bút danh: Tiến Hải, Hải Bình; quê Phù Mĩ, Bình Định. Ông từng làm Tổng biên tập báo Quyết thắng, Tổng biên tập báo Thuận Hải, là người sáng lập Hội Văn họcNghệ thuật Thuận Hải. Tác phẩm chính: Một ngày báo động (truyện ngắn, 1964); Nơi tình yêu đi qua (tập truyện ngắn, 1977); Tầm cao người mẹ (tập truyện và kí, in chung, 1989).NGUYÊN NGỌC (05.9.1932): Nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng, tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Kim; quê Thăng Bình, Quảng Nam. Ông tham gia bộ đội, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên, viết báo, từng giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ giải phóng Trung Trung bộ, Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ… Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên (tiểu thuyết, 1956); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (kí, 1969); Rừng xà nu (truyện và kí, 1969); Đất Quảng (tiểu thuyết, 1971); Có một con đường mòn trên biển Đông (kí sự, 2000); Tản mạn nhớ và quên (kí, 2004); Nghĩ dọc đường (kí, 2005); Lắng nghe cuộc sống (kí, 2006); Bằng đôi chân trần (kí, 2008); …NHẬT TUẤN (07.9.1942): Nhà văn, tên thật là Bùi Nhật Tuấn, quê Hà Nội. Ông từng làm công nhân làm đường, trinh sát công binh, cán bộ thông tin khoa học. Tác phẩm chính: Trang 17 (truyện ngắn, 1978); Con chim biết chọn hạt (truyện ngắn, 1981); Bận rộn (tiểu thuyết, 1985); Mô hình và thực thể (tiểu thuyết, 1986); Lửa lạnh (tiểu thuyết, 1987); Biển bờ (tiểu thuyết, 1987); Đi về nơi hoang dã (tiểu thuyết, 1988); Những mảnh tình đã vỡ (tiểu thuyết, 1990); Tặng phẩm cho em (truyện ngắn, 1995); …PHÙ NINH (10.9.1942): Nhà văn, tên thật là Nguyễn Văn Mạch, bút danh: Hằng Vũ, Mạc Ninh; quê Phù Ninh, Phú Thọ. Ông tốt nghiệp khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng làm Tổng biên tập báo Tân Trào, Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Tuyên Quang, Tổng biên tập báo Tuyên Quang… Tác phẩm chính: Chiều biên giới (tập truyện ngắn, 1985); Ngày trinh trắng (tiểu thuyết, 1993); Trước làng có soi rù rì (tập truyện ngắn, 1999); Ngày rời bản (tập truyện thiếu nhi, 2005); Tân Trào rạng ngày độc lập (tiểu thuyết lịch sử, 2005); …TRỌNG HỨA (15.9.1922 – 02.12.1993): Nhà văn, tên khai sinh là Nguyễn Trọng Hứa; quê Quế Võ, Bắc Ninh. Ông từng là bộ đội, sau làm việc ở Hội Văn nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam, tạp chí Tác phẩm mới. Tác phẩm chính: Quê ta (tập truyện, 1954); Ngã ba cuối phố (tập truyện); Ngã ba ngã tư (tập truyện).HOÀNG THẾ SINH (16.9.1952): Nhà văn, bút danh: Hoàng Tử Sơn, Thế Sinh; quê Ân Thi, Hưng Yên. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Việt Bắc; dạy học, sau chuyển sang làm báo, làm Phó Tổng biên tập báo Yên Bái. Tác phẩm chính: Như xửa xưa (thơ, 1991); Khát vọng từ đất (kí, 2002); Tiếng vọng dưới chân núi (tập truyện ngắn, 1991); Luật của rừng (truyện ngắn, 2002); Bụi hồ (tiểu thuyết, 1992); Tiểu thuyết tuyển chọn (2007); Lên Phanxipăng (kí, 2008); …THANH CHÂU (17.9.1912 – 08.5.2007): Nhà văn, tên thật là Ngô Hoan; quê Diễn Châu, Nghệ An. Trước Cách mạng ông làm báo, viết văn, tham gia nhóm kịch tuyên truyền chống Pháp, hoạt động trong phong trào thanh niên, làm ở báo Vệ Quốc quân, báo Văn nghệ, báo Văn. Tác phẩm chính: Trong bóng tối (truyện ngắn, 1934); Hoa ti gôn (truyện ngắn, 1937); Người thầy thuốc (truyện ngắn, 1938); Tà áo lụa (tiểu thuyết, 1942); Cái ngõ tối (truyện vừa, 1943); Những ngày trao trả tù binh (phóng sự, 1954); …TRẦN THIÊN HƯƠNG (18.9.1952): Nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, tên thật là Trần Thị Tuyết Minh; quê Thọ Xuân, Thanh Hoá. Bà tốt nghiệp khoa Văn Đại học, làm biên tập sách thiếu nhitại Nxb Kim Đồng. Tác phẩm chính: Bông hoa móng rồng (tập truyện, 1983); Người đi vào hang sói (truyện kí, 1985); Những quả duối vàng (tập truyện, 1989); Bây giờ bạn ở đâu (tập truyện, 1992); Cỏ may ngày xưa (tập truyện, 1994); Hoàng tử Đen (tập truyện ngắn, 2006); …QUÝ THỂ (03.10.1942): Nhà văn, tên thật là Hồ Phước Quả; quê Quảng Nam. Ông là Tiến sĩ luật, bắt đầu viết văn từ năm 1990, hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm chính: Pho tượng (tập truyện); Đôi cánh ước mơ (tập truyện); Niềm kiêu hãnh cô đơn (tiểu thuyết); Long tiêu hương (tập truyện ngắn); Vũ điệu hiến tế (tập truyện); Chiếc tàu trong chai (tập truyện); Sử thi .(tập truyện); …BÃO VŨ (05.10.1942: 70 năm sinh): Nhà văn, tên khai sinh Vũ Bá Bão, có các bút danh khác: Hoài Phong, Lê Thu Sang; quê Lí Nhân, Hà Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, làm giảng viên trường Đại học Hải Phòng, kĩ sư thiết kế công trình tại xưởng Kiến trúc tạo hình – hội Kiến trúc sư Hải Phòng, viết văn làm thơ từ năm 1967. Tác phẩm chính: Cánh đồng mơ mộng (tập truyện, 1999); Biển nổi giận (tập truyện, 1999); Mây núi Thái Hàng (tập truyện, 1999); Hoang đường (tập truyện ngắn); Vĩnh biệt vườn địa đàng (tiểu thuyết, 2005); Bài hát cỏ vi (tiểu thuyết, 2007); …LÊ VĨNH HOÀ (06.10.1932 – 07.01.1967): Nhà văn, tên thật Đoàn Thế Hối; quê Phú Mĩ, Bình Định. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm việc ở Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây, sau chuyển sang công tác thanh vận và làm báo, viết văn, hi sinh khi mới 35 tuổi. Tác phẩm chính: Mái nhà thơ (truyện ngắn, 1964); Người tị nạn (văn và thơ, 1973); Lê Vĩnh Hoà tuyển tập (1986); …NGUYỄN VIỆT CHIẾN (08.10.1952): Nhà văn, có các bút danh: Nguyễn Văn Nguyễn, Từ Kim Việt; quê Thạch Thất, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Ông đi bộ đội, học Đại học nghành địa chất, sau chuyển sang viết báo, làm ở báo Văn nghệ, Thanhniên. Tác phẩm chính: Mưa lúc không giờ (thơ, 1992); Ngọn sóng thời gian (thơ, 1998); Cỏ trên đất (thơ, 2000); Những con ngựa đêm (thơ, 2003); Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975 – 2005 (tiểu luận, phê bình, 2007); Tổ quốc nhìn từ biển (thơ, 2011).VÕ KHẮC NGHIÊM (10.10.1942): Nhà văn, quê Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Ông học trường trung cấp Cơ điện Mỏ, làm báo, viết văn, từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Quảng Ninh, Phó tổng biên tập tạp chí Than Việt Nam. Tác phẩm chính: Xung đột âm thầm (truyện ngắn, 1986); 16 tấn vàng (tiểu thuyết, 1989); Đại dương trong mắt em (tiểu thuyết, 1990); Người cha tội lỗi (tiểu thuyết, 1990); Nhân danh công lí (kịch, 1985); Mảnh đời của Huệ (tiểu thuyết); Mạnh hơn công lí (tiểu thuyết, 2000); Huyết thống (tiểu thuyết, 2004); Điếm quan (tiểu thuyết, 2010); …ĐINH CÔNG DIỆP (13.10.1942): Nhà văn, có các bút danh: Hoàng Khánh Vệ, Hồ Văn Toả; quê Ninh Bình. Đã làm các công việc: phóng viên, biên tập viên cho báo Văn nghệ Tuyên Quang, Văn nghệ Hà Tuyên, Văn nghệ Tân Trào… Tác phẩm chính: Chỉ mình em mặc áo đen (tiểu thuyết, 1995); Cô bé lắc chuông (tập truyện, 1996), Truyện ngắn Đinh Công Diệp (2009); Tết rừng (tập truyện, 2010); …NGUYỄN TIẾN HẢI (14.10.1952): Nhà văn, có bút danh: Tiến Hải, Hồng Giang; quê Thanh Ba, Phú Thọ. Ông học nghành Kĩ thuật thông tin, làm giảng viên trường Sĩ quan Thông tin, sau chuyển sang công tác ở nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Tác phẩm chính: Anh sẽ hạnh phúc (tập truyện ngắn, 1998); Đợi nắng (tiểu thuyết, 1990); Mưa giữa đêm rằm (tiểu thuyết, 2003); Nhịp chày đôi (tập truyện ngắn, 2004); Những giấc mơ phẫn nộ (tiểu thuyết, 2010); …HOÀNG YẾN (15.10.1922): Nhà văn, có các bút danh: Thạch Tiễn, Hoàng Lan, Hoàng Đức Anh; quê Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng. Ông tham gia cách mạng, từng làm ở báo Cứu quốc, Phòng Văn nghệ Quân đội, Vụ Sân khấu, Bộ Văn hoá. Tác phẩm chính: Câu thơ yên ngựa (tiểu thuyết lịch sử); Chân mây khép mở (tiểu thuyết lịch sử, 1991); Kẻ trộm nước trời (tiểu thuyết, 1996); …PHÁC VĂN (23.10.1932 – 19.6.1996): Nhà văn, tên khai sinh Nguyễn Văn Phác, có các bút danh: Lê Thi, Lê Hồng Lam; quê Gia Lâm, Hà Nội. Ông viết văn, viết báo, từng là phóng viên báo Quân đội nhân dân, biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội, Trợ lí văn hoá Cục Tư tưởng – Văn hoá Tổng cục Chính trị. Tác phẩm chính: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai (truyện kí, 1954); Ngọn lửa nhỏ (thơ, 1963); Lại một ngọn lửa (thơ, 1983); Chuyện hay sử cũ (truyện, 1973); Cái chốt (kịch, 1975); Dòng sông và tiếng hát (thơ, 1976); …TRẦN THANH ĐẠM (09.11.1932): Nhà giáo, nhà nghiên cứu phê bình; quê Phúc Lộc, Thừa Thiên – Huế. Ông từng làm Trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài, Hiệu trưởng trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm chính: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (lí luận, 1968); Tục ngữ và vấn đề nguồn gốc văn chương (chuyên luận); Dẫn luận văn học so sánh (chuyên luận); Sự chuyển tiếp của văn chương Việt Nam sang thời kì hiện đại (chuyên luận).PHẠM THƯỜNG GIA (06.12.1951 – 20.11.2002): Nhà văn, có các bút danh: Phạm Nguyễn, Nguyễn Thứ Khánh, quê Long Xuyên, An Giang. Ông công tác tại các cơ quan báo An Giang, Kiên giang, Hội VHNT tỉnh Kiên Giang. Tác phẩm chính: Chim gọi mùa (tập thơ, 1980); Mùa nghịch (tập truyện ngắn, 1985); Gió và bão (kí, 1986); Người đi tìm vàng (kịch bản điện ảnh, 1987); …VĂN VINH (15.11.1952): Nhà văn, tên thật là Đinh Văn Vinh; quê Hà Nội. Ông từng là giáo viên văn, trưởng phòng biên tập Tạp chí Nhà văn – Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm chính: Dạ Quỳnh (truyện ngắn, 1996); Anh và em (tập truyện ngắn, 1998); Tây Hồ nổi sóng (tập truyện ngắn chọn lọc, 2006).LÊ TẤN HIỂN (11.11.1952): Nhà văn, nhà báo; quê Chương Mĩ, Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, công tác tại báo Hà Nội mới. Tác phẩm chính: Học khóc (1995); Hoạ mi chết khát (1996); Nhóm đặc nhiệm nhà C21 (15 tập, 1996); Cô gái nấp sau rặng thanh long (2000); Măng rừng sỏi suối (2005); Truyện ngắn Lê Tấn Hiển (2006); …LÊ LỰU (12.12.1942): Nhà văn, quê Khoái Châu, Hưng Yên. Ông vào bộ đội, làm báo, Trưởng ban văn xuôi rồi Thư kí toà soạn tạp chí Văn nghệ quân đội, Giám đốc Trung tâm Văn hoá doanh nhân Việt Nam. Tác phẩm chính: Người cầm súng (truyện ngắn, 1970); Ở phía sau anh (tiểu thuyết, 1980); Thời xa vắng (tiểu thuyết, 1986); Trở lại nước Mĩ (bút kí, 1989); Chuyện làng Cuội, (tiểu thuyết, 1991); Sóng ở đáy sông (tiểu thuyết, 1994); …NGUYỄN THANH (15.12.1942): Nhà văn, quê huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Ông từng làm giáo viên, viết báo, giữ các chức vụ: Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội VHNT tỉnh Minh Hải, Tổng biên tập Tạp chí Bán đảo Cà Mau, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng đoàn Hội VHNT Cà Mau… Tác phẩm chính: Trên đồng Phong Thạnh (tập kí, 1976); Xóm lở (tập truyện ngắn, 1980); Ngổn ngang đất này (tập truyện ngắn, 1997); Đồng sâu một thuở (tập tiểu thuyết, 2008)…ĐẶNG THAI MAI (15.12.1902 – 25.9.1984): Nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục, có các bút danh: Thanh Tuyền, Thanh Bình; quê Thanh Chương, Nghệ An. Ông học trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, dạy học, viết và biên tập các báo tiếng Việt và tiếng Pháp, từng giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tác phẩm chính: Văn học khái luận (nghiên cứu, 1944); Lỗ Tấn (nghiên cứu, 1944); Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc (biên khảo, tập I, 1958); Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kì văn hóa Phục hưng (nghiên cứu, 1949); Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (nghiên cứu, 1961); Hồi kí (1985); …CHU VĂN (22.12.1922 – 17.7.1994): Nhà văn, tên thật là Nguyễn Văn Chử; quê Thái Ninh (nay là Đông Hưng), Thái Bình. Ông tham gia phong trào thanh niên Cứu quốc, hoạt động tuyên truyền, sau phụ trách toà soạn báo Cứu quốc Liên khu III, Trưởng ty văn hoá Nam Định, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh. Tác phẩm chính: Ai qua phát Diệm (truyện thơ, 1955); Con đường lầy (truyện ngắn, 1957); Bão biển (tiểu thuyết, 2 tập, 1969); Đất mặn (tiểu thuyết, 1975); Hương cau, hoa lim (truyện ngắn, 1976); Bông hoa trắng (truyện ngắn, 1977); Sao đổi ngôi (tiểu thuyết, 1984); …XUÂN CANG (25.12.1932): Nhà văn, tên thật là Nguyễn Xuân Cang, bút danh Ánh Xuân, quê Gia Lâm, Hà Nội. Ông từng làm công nhân, bộ đội trinh sát pháo binh, Tổng biên tập báo Lao động, Giám đốc Nxb Lao động… Tác phẩm chính: Suối Gang (tiểu thuyết, 1960); Lên cao (truyện ngắn, 1962); Trước lửa (tiểu thuyết, 1973); Dấu vết khác thường (truyện ngắn, 1982); Những ngày thường đã cháy lên (tiểu thuyết, 1987); Con bé mùa thu vàng (tiểu thuyết, 1990); Dấn thân (tiểu thuyết, 1992); Tám chữ Hà lạc và quỹ đạo đời người (biên khảo, 2000); Khám phá một tia sáng Văn hóa phương Đông (Biên khảo, 2009); …NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ (25.12.1942): Nhà văn, quê Hà Nội. Bà từng làm giáo viên, phóng viên, biên tập viên báo Văn nghệ, Tổng biên tập tạp chí Tác phẩm mới… Tác phẩm chính: Huệ (tiểu thuyết, 1964); Đất làng (tiểu thuyết, 1974); Hạt mùa sau (tiểu thuyết, 1989); Tuyển tập tiểu thuyết (2000); Người hậu phương (truyện, 1966); 20 truyện ngắn mini (1996); Cỏ ấm (truyện ngắn, 1998); …ĐOÀN TỬ HUYẾN (27.12.1952): Dịch giả, bút danh: Nam Hồng, Huyền Li; quê Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp tổng hợp ngữ văn ở Liên Xô, làm giảng viên đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội; biên tập viên Nxb Lao động, Phó tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài, Chủ tịch hội đồng văn học nước ngoài Hội nhà văn Hà Nội, Chủ tịch Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây. Tác phẩm chính: Tiếng gọi vĩnh cửu (tiểu thuyết của Ivanov); Nguyệt thực (tiểu thuyết của Tendriacov); Bố già (tiểu thuyết của Puzo); Nghệ nhân và Margarita (tiểu thuyết của Bulgacov); Giọt rừng (truyện của Prisvin); …HOÀNG CÔNG KHANH (1922 – 5.5.2010): Nhà văn, nhà soạn kịch, tên thật là Đoàn Xuân Kiều, có các bút danh Hồng Thao, Kiểu Kiến; quê Kiến An, Hải Phòng. Ông đỗ tú tài triết học; từng làm Chủ tịch Hội văn hoá Cứu quốc Hải Phòng, Tổng thư kí Hội Văn hoá Cứu quốc Liên khu III, chủ bút báo Dân ý… Tác phẩm chính: Về Hồ (kịch thơ, 1946); Trên bến Búng (tập truyện ngắn, 1947); Hà Nội không ngủ (thơ, 1948); Yêu chỉ một lần (tiểu thuyết, 1954); Hoa nhạn lại hồng (ký sự, 1991); Đôi mắt màu tím (tiểu thuyết, 1994); Vằng vặc sao Khuê (tiểu thuyết lịch sử, 1998); …ĐÀO HỒNG CẨM (04.01.1924 – 16.01.1990): Tên thật là Cao Mạnh Tưởng, nhà viết kịch, quê ở Bình Giang, Hải Dương. Năm 1947, ông nhập ngũ, tích cực tham gia vào sinh hoạt sân khấu ở đơn vị. Từ năm 1950 đến 1954, ông công tác tại bộ phận chuyên trách văn công của Sư đoàn 308 và bắt đầu viết kịch. Tác phẩm chính: Chị Nhàn (kịch, 1964), Nổi gió (kịch, 1964), Đại đội trưởng của tôi (kịch, 1974), Tổ quốc (kịch, 1976),…NÔNG MINH CHÂU (9.1.1924 – 4.3.1979): Tên thật là Nông Công Thuỷ, nhà văn, quê ở Ngân Sơn, Bắc Cạn. Tham gia cách mạng, là Ủy viên BCH Hội Văn nghệ Việt Bắc, GĐ NXB Văn hóa Việt Bắc. Tác phẩm: Dế mèn được đi họp (1959), Tung còn và suối (1963), Muối lên rừng (1964), Tiếng chim gô (1979), Hợp tuyển văn học Viêt Nam, tập VI (phần văn học các dân tộc thiểu số).CHU VĂN MƯỜI (6.1.1944): Nhà văn, quê ở Thủy Nguyên, Hải Phòng, từng làm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác phẩm chính: Biển xanh (tiểu thuyết, 1978), Người vợ trẻ (tiểu thuyết, 1981), Khúc dân ca miền biển (tập truyện ngắn, 1982), Tia hồ quang (tập truyện ngắn, in chung, 1974), Đất bãi (tiểu thuyết, 1991), Quê cha (tập truyện ngắn, 1998), Một thời cổ tích (2010).THÁI HÀ (8.1.1944): Tên thật là Đặng Thái Hà, dịch giả, quê ở Thanh Miện, Hải Dương. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, là cán bộ giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, chuyển về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, biên tập nội san Văn học nước ngoài. Tác phẩm chính: Dịch: Những người thích đùa (Azit Nêxin, 1982), Những người hái rong biển (Anatoni Kim, 1984),Sống mà nhớ lấy (V.Rasputin, 1985), Tôi phải chiếm tình yêu của anh (A.Serega, 1985), Tập truyện ngắn Nhật Bản hiện đại (nhiều tác giả, 1986), …NGUYỄN PHAN HÁCH (13.1.1944): Nhà văn, quê Thuận Thành, Bắc Ninh, hiện ở Hà Nội. Dạy học, làm biên tập, nghiên cứu văn hóa dân gian ở Ty văn hóa Hà Bắc, biên tập viên Tuần báo Văn Nghệ, Tổng biên tập nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tác phẩm: Vườn hoa cổng ô (1974), Tổ chim sẻ (1978), Người quen của em (1981), Sau những cách xa (1984), Gương mặt (1997), …NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (31.1.1944): Nhà văn, quê ở Tùng Thiện, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Bà còn có bút danh khác là Tư Hồng, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, thư kí tòa soạn, ủy viên biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam. Các tác phẩm: Ánh sáng cây đèn biển (1968), Con gái thành phố (1987), Những mối tơ lòng (1989), Kẻ lãng mạn đi qua (1996), Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống (1997), Mười ngả đường đời (1998).SAO MAI (15.2.1924 – 25.6.2008): Tên thật là Tân Khải Minh, nhà văn, nhà thơ, quê ở Ý Yên, Nam Định, tham gia cách mạng, tích cực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, làm báo Nam Định kháng chiến, Cứu quốc thủ đô. Tác phẩm chính: Uất (tập truyện, 1946), Nhìn xuống (tiểu thuyết, 1952), Ánh mắt mùa thu (tập truyện, 1953), Đôi chim gi đá (truyện, 1953), Trại di cư Pagot Hải Phòng (phóng sự, 1954), Thơ Lê Đạt – Sao Mai (in chung, 1991), …ĐỖ CHU (5.2.1944): Nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc thế hệ các tác giả trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, quê ở Việt Yên, Bắc Giang. Ông là nhà văn thành công trong thể loại truyện ngắn và bút ký văn. Về mảng tuỳ bút ở Việt Nam, tài năng của ông được đánh giá chỉ sau Nguyễn Tuân. Tác phẩm: Hương cỏ mật (tập truyện ngắn, 1963), Phù sa (tập truyện ngắn, 1966), Tháng Hai (tập truyện ngắn, 1969), Trung du (truyện ngắn, 1967), Gió qua thung lũng (truyện ngắn, 1971), Vòm trời quen thuộc (truyện ngắn, 1969), Đám cháy trước mặt (truyện ngắn, 1970), Những chân trời của các anh (tùy bút, 1990), …NGUYỄN TRÍ CÔNG (7.2.1954): Nhà văn, quê ở An Giang, hiện thường trú tại TP.Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, Đại học Tổng hợp, làm biên tập viên NXB Măng non (nay là NXB Trẻ). Tác phẩm chính: Cô giáo Thủy (tập truyện ngắn, 1986), Cô bé khéo tay (tập truyện ngắn, 1986), Sự tích lông nhím (tập truyện ngắn, 1988), Bí mật khu rừng cấm (truyện dài, 1989), Nhật kí buồn cho Hải Âu (truyện dài, 1990), …NGUYỄN MỘT (14.2.1964):Nhà văn, quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Tác giả của tiểu thuyết Đất trời vần vũ được giải C của cuộc thi Hội Nhà văn năm 2010. Ông còn có bút danh là Dạ Thảo Linh khi viết truyện dành cho truyện thiếu nhi. Tác phẩm: Hoa dủ dẻ (tập truyện, 1997), Năm đứa trẻ xóm đồi (truyện dài, 1999), Ngũ hổ tướng (truyện dài, 2000), Long lanh giọt nắng (truyện dài, 2003), Mùa trái chín (truyện vừa, 2004), Đất trời vần vũ (tiểu thuyết, 2009), …TRẦN ĐÌNH LONG (1.3.1904 – 1946): Nhà văn, là một nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động sân khấu, với bút danh Lương Phong hoặc tên viết tắt T.Đ.L, L.P, nguyên quán ở Lý Nhân, Hà Nam, sinh ra tại Nam Định.Ngoài hoạt động cách mạng, Trần Đình Long còn viết nhiều tác phẩm báo chí, phóng sự, ký sự, truyện ngắn cùng một số bài hát và một số vở kịch. Tác phẩm chính: Ba năm ở nước Nga Xô Viết (ký sự), Một cuộc điều tra muối (phóng sự), Một đêm u ám (truyện ngắn), Bên đường dừng bước và Tình trong trắng (kịch, 1941).BÌNH NGUYÊN LỘC (7.3.1914 – 7.3.1987): Tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975, quê ở Biên Hòa, Đồng Nai. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh… Ông có khối lượng tác phẩm ở các thể loại khá đồ sộ. Tác phẩm chính: Câu dầm (truyện ngắn, 1943), Nhốt gió (tập truyện, 1950), Đò dọc (tiểu thuyết, 1958), Bóng ai qua ngoài song cửa (tiểu thuyết, 1963), Đừng hỏi tại sao (tiểu thuyết, 1965), Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (tạp bút, 1966)…MAI VĂN TẠO (15.3.1924 – 03.7.2002): Tên thật Nguyễn Thanh Tân, nhà văn, quê Thất Sơn, Châu Đốc, nay thuộc tỉnh An Giang. Tham gia quân đội sau chuyển sang làm biên tập ở Đài Tiếng nói Việt Nam.

Xem thêm:

Xem thêm: Sổ Tay Hướng Dẫn Tổ Hợp Tác Là Gì ? Đặc Điểm Như Thế Nào? Khái Niệm Và Đặc Điểm Của

Tác phẩm chính: Hoa lê (truyện ngắn, 1962); Củ Chi đất thép (bút kí, 1969); Em bé sông Hương (truyện kí, 1969); Nữ bác sĩ Tinh (truyện ngắn, 1972); Đường rừng (truyện, 1973); Bông điệp đỏ (truyện ngắn, 1975); Anh Tư Thạch (truyện kí, 1981); …NGUYỄN MINH HỒNG (3.3.1944): Nhà văn, quê ở Thanh Chương, Nghệ An, hiện cư trú tại Hà Nội. Tốt nghiệp nác sĩ quân y loại xuất sắc, giám đốc bệnh viện đa khoa Nguyễn Minh Hồng, Ủy viên MTTQ Việt Nam khóa VI, VII, PCT Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam. Tác phẩm chính: Em ở đầu xuân anh cuối đông (tập truyện ngắn, 2003, 2005), Cánh sen (tập truyện ngắn, 2005, 2006).TRẦN HỮU LỤC (14.3.1944): Nhà văn, nhà thơ, quê ở Vân Dương, thành phố Huế. Ông còn có bút danh Yên My, Trần Phước Nguyện,… Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP.HCM. Tác phẩm chính: Cách một dòng sông (tập truyện, 1971), Chiếc bóng (tập truyện, 1987), Lời của hoa hồng (tập thơ- NXB Trẻ 1997), Thời tôi yêu (tập truyện 1998), Đưa đò (bình văn- tản văn, 2002), Thu phương xa (tập thơ- NXB Trẻ 2003), Mẹ và Con (truyện và bút ký- NXB Trẻ 2007)…NGUYỄN NGỌC MỘC (24.3.1944): Nhà văn, quê ở Bình Lục, Hà Nam. Tham gia cách mạng, chiến đấu và làm báo ở chiến trường Lào, Đông Nam bộ, tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, vào Hội Nhà văn VN từ 1988. Tác phẩm: Tiểu thuyết: Mưa về nguồn, Day dứt, Mưa nắng đời người, Quãng đời thầm lặng, Người phố nghèo, …; Tập truyện ngắn: Ở hai đầu cuộc sống, Dòng xoáy cuộc đời, Chuyện tình không nỡ đặt tên, …; tập truyện kí: Nơi đối mặt, Bão từ lòng phố, Kẻ đồng hành với bóng đêm, …VŨ HUY ANH (29.3.1944): Nhà văn, quê ở Kim Sơn, Ninh Bình, bút danh khác: Huy Anh, Trung vũ, Trung Chính, Danh Chính. Từng làm phóng viên Báo Chính nghĩa, chuyên viên Ban Tôn giáo Chính phủ, biên tập viên Thời báo Kinh tế Việt Nam. Tác phẩm chính: Mùa xuân (tiểu thuyết, 1979), Cuộc đời bên ngoài (tiểu thuyết, 1984), Trái cấm vườn địa đàng (tiểu thuyết, 1986), Đường qua Biển Đỏ (tiểu thuyết, 1988), …VƯƠNG HỒNG SỂN (1.4.1904 – 1.12.1996): Tên thật ông là Vương Hồng Thạnh (Thịnh), nhà văn, nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng, bút danh khác Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai tại Sóc Trăng, mang ba dòng máu Việt, Hoa, Khmer, ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Tác phẩm chính: Thú chơi sách (1960), Sài Gòn năm xưa (tập I, II 1960, III 1992), Hồi ký 50 năm mê hát (1968), Phong lưu cũ mới (1970), Thú xem chuyện Tàu (1970), Thú chơi cổ ngoạn (1971), …HÀ BÌNH NHƯỠNG (25.4.1934 – 14.9.2006): Nhà văn, quê ở Tiền Hải, Thái Bình, thành công với thể loại truyện ngắn và kí. Tác phẩm chính: Các tập truyện: Cánh chim đại bàng (1977), Đường chỉ đỏ (1980), Đến với bầu trời (1984), Khoảng trời khát vọng (1985), Đôi cánh diệu kì (1990), Cánh én mùa xuân (1995), Đường vào mặt trận trên cao (1995), Tầm cao lòng mẹ (1997), Vị phụ tá tổng tham mưu trưởng (1997), Tâm hồn cất cánh (1999).NGÔN VĨNH (1.4.1944): Tên thật là Trần Văn Vịnh, nhà văn, quê ở Nam Ninh, Nam Định. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1993).Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tác phẩm đã xuất bản: Nơi ấy niềm tin (truyện ngắn, in chung 1975), Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn (tiểu thuyết, 1977); Bên kia Cổng trời (1985), Fulro (tiểu thuyết, 1982), Những ngày đầu (truyện ngắn, in chung, 1985), …LÊ PHAN NGHỊ (11.4.1944 – 9.7.2012): Nhà văn, quê ở Lí Nhân, Hà Nam, bút danh khác: Châu Giang, Tuấn Anh. Tác phẩm chính: Khi chim xa bầy (tập truyện, 2000), Những nẻo đời thường” (tiểu thuyết, 2005), Những mảnh đời” (tập truyện, 2006), Dưới núi Nghĩa Lĩnh (tập thơ, 2005).TRẦN VĂN THƯỚC (15.4.1954): Nhà văn, quê ở Tiền Hải, Thái Bình. Mặc dù bị liệt 2 chân nhưng bằng tài năng, nghị lực và lòng yêu văn chương, ông đã xuất bản được 10 tập truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông được giải thưởng cuộc thi truyện ngắn, bút ký của Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội VHNT Việt Nam, giải thưởng Lê Quý Đôn… Tác phẩm chính: Tháng ba thương mến (truyện ngắn, 1997), Truyện ngắn Trần Văn Thước (1998), Ông già và đấu sĩ (truyện ngắn, 1999), …VŨ HỮU SỰ (15.8.1954): Nhà văn, quê ở Thái Thụy, Thái Bình, bút danh khác: Thanh Vũ, Trần Ninh Thụy, Quản Túc, … Là thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước, từng học Trường Viết văn Nguyễn Du, tham gia làm báo, công tác tại Báo Nông nghiệp Việt Nam. Tác phẩm chính: Cành ban rỏ máu (tiểu thuyết lịch sử, 1989), Không thể giã từ (tiểu thuyết, 1980), Cung đàn (tiểu thuyết, 1993), …VŨ BẰNG (1913 – 8.4.1984): Tên thật là Vũ Đăng Bằng, nhà văn, nhà báo, quê ở Lương Ngọc, Hải Dương, bút danh khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm…Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký,… Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Tác phẩm chính: Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931), Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937), Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940), Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941), Bèo nước (tiểu thuyết, 1944), Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941), Cai (hồi ký, 1944), Ăn tết thủy tiên (1956), Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969), …NGÔ VĨNH VIỄN (19.5.1924 – 15.1.1994): Dịch giả, quê ở Bắc Giang. Tham gia cách mạng, là thường vụ tỉnh đoàn Thanh niên Bắc Giang, từng là ủy viên BCH Trung ương liên đoàn Thanh niên Việt Nam, phó tổng biên tập Báo Tiền phong, ủy viên hội đồng văn học dịch Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm chính: Chuông nguyện hồn ai (Hemingwei), Kĩ sư Lobanop (V.Granin), Truyện ngắn (O’Henry), …NGUYỄN TRƯỜNG THANH (2.5.1934:): Nhà văn, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu, quê ở Đông Anh, Hà Nội, hiện cư trú tại TP. Lạng Sơn, Lạng Sơn, bút danh khác là Nguyễn Hoàng Đạt, Trường Thanh. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, từng giữ chức CT Hội VHNT Lạng Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Xứ Lạng. Tác phẩm chính: Sáu trăm năm Nguyễn Trãi (in chung, 1980), Kì tích Chi Lăng (tiểu thuyết, 2 tập, 1980 – 1982), Con đường chị đã chọn (truyện, 1984), Hoa trong bão (tiểu thuyết, 1994), …TẠ KIM HÙNG (12.5.1934): Nhà văn, nhà thơ, quê ở Tiền Hải, Thái Bình, hiện cư trú tại Hạ Long, Quảng Ninh. Tham gia cách mạng, tích cực hoạt động văn hóa, văn nghệ, biên tập Tập san Văn nghệ, Tạp chí Vùng mỏ, Báo Văn nghệ Hạ Long. Tác phẩm chính: Dòng suối cũ (tập truyện ngắn), Thảm rượu mật (tập truyện ngắn, 1974), Người đánh trống nước (tập truyện ngắn, 1985), Chuyện đời của Phin (tiểu thuyết, 1994), Phiên toà xử lại (tập truyện ngắn, 1996), Kẻ phản bội nhân dân (tập phóng sự văn học, 1999), Chú ve chăm học chăm làm (tập thơ thiếu nhi, 1967).NGHIÊM ĐA VĂN (20.5.1944 – 7.6.1997): Nhà văn, quê ở Phú Xuyên, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Từng thường trú tại nhà số 330 phố Khâm Thiên, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1979. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội. Dạy học tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, sau chuyển về báo Người giáo viên Nhân dân; Biên kịch Hãng Phim Truyện Việt Nam. Tác phẩm chính: Ngã ba đất đỏ (tập truyện ngắn), Tầm cao năm tháng (tiểu thuyết), Nguyễn Đức Cảnh (truyện lịch sử), Độ nóng mặt trời (truyện vừa), Gió mặn (tiểu thuyết), Huyền thoại về đứa con của cá ông voi (tiểu thuyết lịch sử), Sừng rượu thề (tiểu thuyết lịch sử),…PHÙNG THIÊN TÂN (20.5.1954): nhà văn, quê ở Thanh Hóa, hiện cư trú tại TP. Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp đại học An ninh, công tác tại phòng sáng tác văn học thuộc Bộ Công an, hiện là Giám đốc NXB Công an nhân dân. Tác phẩm chính: Lũ trẻ Ngã ba Bùng (truyện thiếu nhi, 1982); Hồ sơ chưa kết thúc (tiểu thuyết, 1984); Sống để đời yêu (tiểu thuyết, 1988); Lớn lên trên cảng Sài Gòn (truyện thiếu nhi, 1985); SBC xung trận (Tiểu thuyết, 1988-1996); Giây phút ấy đã qua (tập truyện ngắn, 1990); Cảm nhận (tập thơ, 1994), …LÊ TRI KỈ (14.6.1924): Tên thật là Nguyễn Duy Hinh, nhà văn, quê ở Triệu Phong, Quảng Trị. Tác phẩm chính: Thủ phạm vụ án Ôn Như Hầu (kí sự, 1960), Cây đa xanh (truyện, 1961), Phố vắng (tập truyện kí, 1965), Một người không nổi tiếng (truyện kí, 1970), Đất lạ (kịch bản điện ảnh, 1971), Biển động (kịch bản sân khấu, 1976), …KIỀU VƯỢNG (1.6.1944): Nhà văn, nhà thơ, quê ở Quảng Xương, Thanh Hoá. Tác phẩm chính: Về một vùng quê (truyện dài, 1982), Lời hẹn (kí sự, 1984), Người cuối cùng ở lại (tiểu thuyết, 1987), Sóng gió (tiểu thuyết, 1988), Vùng trời thủng (tiểu thuyết, 1990), Đoạn cuối cuộc đời (taaoj truyện ngắn, 1992), Nói với mình (thơ, 1993), Một đoạn đời (truyện kí, 1995), Những cuộc đời thầm lặng (kí, 1996), Nơi mẹ đẻ ra tôi (tập truyện ngắn, 1996),…LÊ ĐÌNH TRƯỜNG (10.6.1954): Tên thật là Lê Quang Trường, nhà văn, quê ở Cà Mau. Tác phẩm chính: Các tập truyện: Cô gái nhỏ trong cơn bão khô (1987), Hơ tay trên ngọn khói (1993), Có mưa trên núi (2004).NGUYỄN ĐỔNG CHI (6.1.1915 – 20.7.1984): Nhà văn, nhà sử học, nhà khảo cứu văn học, văn hóa dân gian Việt Nam, bút danh khác: Nguyễn Trần Ai, Bạch Hào, Bình Ân. Quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học, những năm 1934 – 1935 bắt đầu viết báo và sáng tác văn học. Từng tham gia cách mạng, là Viện trưởng đầu tiên của Viện Hán Nôm. Tác phẩm chính: Việt Nam cổ văn học sử (khảo cứu, 1942), Lược khảo về thần thoại Việt Nam (khảo cứu, 1956), Nguyễn Trãi nhà chính trị thiên tài (khảo cứu, viết chung, 1957), Thời đại Hùng Vương (khảo cứu, 1973), …SIÊU HẢI (2.7.1924): Tên thật là Nguyễn Siêu Hải, nhà văn, quê ở Thanh Trì, Hà Nội. Học vị tú tài toàn phần 1 trước 1945, tham gia cướp chính quyền tại Hà Nội, gia nhập bộ đội, học trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa đầu tiên. Toàn quốc kháng chiến cuối 1946 về binh chủng pháo binh, ở đó cho đến năm 1983 rời quân ngũ, quân hàm đại tá. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã từng chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn pháo. Tác phẩm chính: Voi đi (truyện ngắn, 1949); Ðại đội sơn pháo 753 (ký, 1963); Sông Lô (tiểu thuyết, 1957 – 1981); Mảnh trăng Tô Lịch (tiểu thuyết, 1992), Bóng chiều Thăng Long (tiểu thuyết, 1995), …BÙI NGỌC TẤN (3.7.1934): Nhà văn đương đại có nhiều tác phẩm gây chú ý rộng rãi trong dư luận xã hội, quê ở Thủy Nguyên. Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc. Tác phẩm chính: Mùa cưới (tập truyện ngắn, 1957), Người gác đèn biển (truyện kí, 1962), Đêm tháng 10 (truyện ngắn, 1962), Nhật ký xi măng (truyện ngắn, 1963), Một thời để mất (hồi kí, 1995)…LÊ THUẦN THẢO (21.7.1944): Nhà văn, nhà thơ, quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Tác phẩm chính: Viên hồng ngọc (tập truyện ngắn, 2002), Hồn cây (tập truyện ngắn, 2006), Heo may xào xạc ngọc (tập truyện ngắn, 2006), Con gái Vĩnh Tường (tập thơ, 2007), Lời quê (tập thơ, 2008), Bừng thức ngàn mai ngọc, Một quãng thu (tập thơ, 2010).BÙI THANH MINH (18.7.1954): Nhà văn, quê ở Thái Thụy, Thái Bình. Nhập ngũ chiến đấu, tốt nghiệp Học viện Chính trị Quân sự, công tác tại Tỉnh đội Thái Bình, chuyên viên văn học Phòng văn hóa – văn nghệ Cục Tư tưởng văn hóa. Tác phẩm chính: Kể về một mối tình (tập truyện ngắn, 1994), Quà bất tử (tập truyện ngắn, 1996), Trên bến sông Trà (tập truyện ngắn, 1998), Bên sông Trà Lý (tiểu thuyết, 2001), Đêm nổi bão (tập truyện ngắn, 2001), Biển cạn (tập truyện ngắn, 2004).PHẠM NGỌC TRUYỀN (9.8.1924): Nhà viết kịch, quê ở Càng Long,Trà Vinh, hiện cư trú tại TP. Hồ Chí Minh, bút danh khác là Lê Ngọc Phái, Như Sơn. Tham gia công tác xã hội từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Đội trưởng văn công xã, cán bộ ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Trà Vinh, cán bộ Tiểu ban văn nghệ khu 8 Nam Bộ. Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, tập kết ra Bắc, là trưởng đoàn kịch nói Nam Bộ; ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa đầu). Cán bộ Tiểu ban Văn nghệ của Ban Tuyên huấn kiêm phụ trách Đoàn Cải lương Giải phóng. Tác phẩm chính: Kịch nói: Một chuyến công văn, Trai thời loạn, Bảo vệ Liên Xô, Tòng quân, Sống chung, Người vợ miền Nam; Kịch bản cải lương: Hai bó rơm, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Người con gái đất đỏ, Ngọn gió đêm hè, Dòng máu, Chuỗi nhạc rừng dương; Kịch bản hát bội: Dương Ngọc…LƯƠNG HIỀN (1.8.1934): Tên thật là Nguyễn Văn Hiếu, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học, nhạc sĩ, quê ở Thường Tín, Hà Nội, hiện cư trú tại Phủ Lí, Hà Nam. Tác phẩm chính: 11 tập truyện ngắn, kí; 11 tiểu thuyết; 15 tập thơ; 17 tập nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian; 6 tập nhạc và băng đĩa nhạc; 4 kịch bản phim truyện và phim tài liệu.NGUYỄN CHU PHÁC (15.8.1934): Nhà văn, quê ở Khoái Châu, Hưng Yên, hiện cư trú tại Hà Nội. Tham gia cách mạng, đảm nhiệm nhiều chức vụ trong quân đội. Từ khi nghỉ hưu, giữ chức PCT Hội tâm lí giáo dục, PCT Hội đồng khoa học tại Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Tác phẩm chính: Người qua vùng nắng (truyện, 1987), Miếu Thần Trung(truyện, 1989), Hài cốt cuối cùng (tiểu thuyết, 1989), Lật ngược đời người (tiểu thuyết, 1991), Người bị ma ám (truyện ngắn, 1991), Trong chiến hào Điện Biên (tập truyện ngắn, 1991), Tiếng gọi (tập truyện kí, 1999), …LÊ ĐĂNG HOAN (3.8.1944): Dịch giả, quê ở Đô Lương, Nghệ An. Tác phẩm chính: Hoa chin talle (tập thơ của Kim So Wol, 2004), Sự im lặng của tình yêu (tập thơ của Han Yong, 2006), Đến khi hoa mẫu đơn nở (tập thơ của Kim Yuong Seop, 2009), Bài hát ngày mai (tuyển thơ của Koun, 2010), Thể thơ mới Hàn Quốc và thơ mới Việt Nam (viết chung, 2008).PHẠM ĐÌNH TRỌNG (10.8.1944): Nhà văn, quê ở Tiên Lữ, Hưng Yên, bút danh khác là Phạm Văn Thiệt, Kẻ Chợ. Tham gia cách mạng và làm báo trong quân đội, học khóa I Trường viết văn Nguyễn Du, làm biên tập và đạo diễn phim tài liệu quân đội của Điện ảnh Quân đội, làm các báo Điện ảnh Việt Nam, Gia đình & Xã hội, Thời báo Tài chính Việt Nam. Tác phẩm chính: Rừng và biển (tập truyện ngắn, 1983), Một sự nổi tiếng (truyện đồng thoại, 1987), Sự tích đảo (truyện thiếu nhi, 1993), Nẻo về (tập truyện ngắn, 2006), …NGUYỄN ĐÌNH LÂM (15.8.1954): Nhà văn, quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Sử, hiện là CT Hội võ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga, Ủy viên BCH Hội người Việt ở Liên bang Nga. Tác phẩm chính: Con kiến tật nguyền (truyện ngắn, 2004), Tình yêu hàng chợ (truyện ngắn, 2005), Mong manh xứ Bạch dương (tiểu thuyết).GIẢN CHI (28.9.1904 – 22.10.2005): Tên thật là Nguyễn Hữu Văn, học giả, nhà văn, nhà giáo, nhà thơ, dịch giả, quê ở phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông theo Nho học từ nhỏ, là bạn tâm giao của học giả Nguyễn Hiến Lê. Tác phẩm chính: Cô độc (dịch truyện Lỗ Tấn, 1954), Cái đêm hôm ấy – (dịch của Somerset Maugham), Lỗ Tấn tuyển tập (dịch, 1987), Vương Duy thi tuyển (1992), Chiến quốc sách (dịch, 1967), …TRẦN TẤN QUỐC (25.9.1914 – 28.4.1987): Tên thật là Trần Chí Thành, nhà báo, nhà văn, bút danh khác: Chí Thành, Cao Trần Lãnh, Thanh Tâm, Trần Tích Lương, Trần Tử Văn, Thanh Huyền, Anh Thành, Chàng Ba, Nghệ sĩ mù, cô Hạnh, quê ở Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Tác phẩm chính: Nam Bộ kháng chiến (1948), Saigon, Septembre năm 1945 (1948), Việt Nam trong lịch sử (1948), Ba tháng khói lửa đô thành (1956), …PHONG THU (10.9.1934): Tên khai sinh là Nguyễn Phong Thu, nhà văn, quê ở Kiến Xương, Thái Bình, hiện cư trú tại Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, dạy học và làm phóng viên, trưởng ban Văn nghệ Báo Thiếu niên Tiền Phong, chuyên viên ở TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, viết báo từ 1954. Tác phẩm chính: In riêng 70 cuốn và in chung 10 cuốn, phần lớn viết cho trẻ em, gồm các tập truyện: Đi tìm việc tốt (1966), Điểm 10 (1969), Hoa mướp vàng (1998), Cây bang không rụng lá (2002), …MAI VŨ (4.9.1944): Tên thật là Hoàng Văn Sứ, nhà văn, quê ở Hoàng Mai, Hà Nội, tốt nghiệp khoa biên kịch Đại học Điện ảnh Việt Nam, từng là giáo viên. Tác phẩm chính: Hoa phượng đỏ (tập truyện, 1980), Hậu phương ấm áp (tập truyện, 1983), Kẻ mạo danh (tiểu thuyết, 1989), …HỒNG DUỆ (23.9.1944): Nhà văn, quê ở Quảng Bình. Tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn: Gió từ đất liền (1981), Ngày ấy qua rồi (1989), Từ hai đầu thành phố (2001).XUÂN BA (1.9.1954): Tên thật là Trịnh Xuân Ba, nhà văn, quê ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Là phóng viên Báo Tiền phong. Tác phẩm chính: Mọi linh hồn đều được đưa tiễn (1993), Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt (1995), Khang khác mây thường (2004), …TRẦN THÙY MAI (8.9.1954): Tên thật là Trần Thị Thùy Mai, nhà văn, quê ở Hương Trà (nay là phường Hương Long, TP. Huế), Thừa Thiên Huế. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, làm giảng viên bộ môn Văn học dân gian sau đó chuyển sang công tác tại NXB Thuận Hóa. Tác phẩm chính: Bài thơ về biển khơi (tập truyện ngắn, 1983), Thị trấn hoa quì vàng (tập truyện ngắn, 1994), Trò chơi cấm (tập truyện ngắn, 1998), Người khổng lồ núi Bạc (truyện thiếu nhi, 2002), …TRANG THẾ HI (9.10.1924): Tên thật là Võ Trọng Cảnh, nhà văn, nhà thơ, quê ở Châu Thành, Bến Tre, còn có bút danh khác là Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn Minh Phẩm. Tham gia cách mạng và hoạt động văn nghệ từ sớm. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm cán bộ văn hoá thông tin, tuyên huấn; từng bị địch bắt giam năm, sau ngày đất nước thống nhất, ông về sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh sau đó về quê hương Bến Tre. Tác phẩm chính: Nắng đẹp miền quê ngoại (truyện ngắn, 1964), Mưa ấm (tập truyện ngắn, 1981), Người yêu và mùa thu (truyện ngắn, 1981), Vết thương thứ mười ba (tập truyện, 1989), Tiếng khóc và tiếng hát (truyện ngắn, 1993), Nợ nước mắt (tập truyện ngắn, 2000), Đắng và ngọt (tập thơ, 2009), …TRẦN DIỄN (14.10.1944): Nhà văn, quê ở Lí Nhân, Hà Nam, từng công tác tại Bộ Đại học, TW đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công tác tại NXB Công an Nhân dân. Tác phẩm chính: Cuộc truy tìm T72 (tiểu thuyết, 1986), Đường dẫn đến tội lỗi (tiểu thuyết, 1988), …BÙI TỰ LỰC (9.10.1954): Nhà văn, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam, hiện cư trú tại Đà Nẵng, bút danh khác: Tự Lực, Ngọc Vi. Từng giữ nhiều chức vụ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục tại Đà Nẵng. Tác phẩm chính: Mùa hoa bưởi (thơ, 1990), Cái ống phóc và trái banh chuối (truyện ngắn, 2005), Ngôi nhà chỉ một lần mở cổng (truyện ngắn, 2005), Chiêm bao (truyện ngắn, 2008), Nội tôi (truyện vừa, 2001), Trên nẻo đường giao liên (truyện vừa, 2003), Nói chuyện một mình (truyện vừa, 2009)…NGUYỄN VĂN ĐỆ (10.10.1954): Nhà văn, quê ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở Mặt trận đường 9 Nam Lào, học khóa III Trường viết văn Nguyễn Du, công tác ở Hội Văn nghệ Thanh Hóa. Tác phẩm chính: Vàng dưới biển xanh (truyện kí, 1990), Người thay thế (tiểu thuyết, 1991), Mắt biển xanh (truyện kí, 2003), …HỒ DUY LỆ (15.11.1944): Nhà văn, quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, bút danh khác là: Vân Giang, Hà Thanh, Thuân. Tác phẩm chính: Cát xanh (bút kí, 1994), Trong lớp bụi thời gian (bút kí, 2000), Những người sót lại (bút kí, 2002), Chuyện kể ngày nào (truyện ngắn, bút kí, 2004), Mạ tôi (truyện kí, 2006), Mười chấp và Một thời (kí sự).VŨ QUANG VINH (10.11.1954): Nhà văn, quê ở Hoa Lư, Ninh Bình, bút danh khác: Nguyễn Phúc Phương, Phương Anh. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, biên tập sách tại NXB Văn hóa, Trưởng phòng nghệ thuật Nhà hát Tuổi trẻ, Tổng biên tập Tạp chí Thời trang trẻ và Báo Nhi đồng. Tác phẩm chính: Nước mắt – Niềm vui (truyện kí, 1985), Con thuyền chưa rời bến (truyện, 1986), Phi đội thuyền nan (truyện, 1986), Cuộc chia tay màu tím (truyện, 1993), …LÊ THANH NGA (26.11.1954): Nhà văn, quê ở Yên Mĩ, Hưng Yên, tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là phóng viên truyền hình, biên tập NXB Kim Đồng. Tác phẩm chính : Hơi ấm mùa đông (tập truyện, 1997), Những người sống cùng tôi (tập truyện, 1999), Tầm xuân (tập truyện, 2000), …PHẠM DUY KHIÊM (21.4.1908 – 2.12.1974): Nhà giáo, nhà văn, cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp và tại UNESCO. Ông là con trai nhà văn Phạm Duy Tốn (1881-1924) và anh ruột nhạc sĩ Phạm Duy. Ông quê gốc ở làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Tác phẩm chính: Việt Nam văn phạm (soạn chung với Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, 1941), De Hanoi à la Courtine (1941), De la Courtine à Vichy (1942), Mélanges (1942), …ĐINH GIA TRINH (15.12.1915 – 26.12.1974): Nhà văn, nhà lý luận văn học, bút danh Diệu Anh, quê ở Bắc Ninh, xuất thân trong gia đình công chức thời Pháp thuộc, thuở nhỏ học tại Trường Bưởi, Đại học Luật Đông Dương, tốt nghiệp cử nhân luật. Năm 1940 ông thi đỗ Tri huyện thuộc ngành Tư pháp. Làm Tri huyện một thời gian ngắn, ông từ nhiệm, về Hà Nội dạy tư tại Trường Gia Long nơi qui tụ nhiều nhà văn, nhà hoạt động có khuynh hướng chống Pháp. Ông từng là thành viên Hội Tân Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam. Sau năm 1946 đắc cử đại biểu Quốc hội Khóa I, Ủy viên Ban soạn thảo hiến pháp năm 1946. Toàn quốc kháng chiến ông tham gia kháng chiến tại Việt Bắc. Sau năm 1954 công tác tại Hà Nội, giữ các chức vụ: Phó Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Ủy viên Ban đấu tranh chống tội ác đế quốc Mỹ, Biên tập viên tạp chí Luật học… Tác phẩm chính: Tháng hữu nghị Việt – Trung – Xô với người tri thức Việt Nam (1954, viết chung với Vũ Đình Hoè, Lê Ngọc Tiến, Đỗ Xuân Sảng), Hiến pháp và chế độ chính trị của nước Mỹ (1958), Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam (1968), …HOÀNG THÁI SƠN (7.12.1944): Nhà văn, quê ở Tuyên Hóa, Quảng Bình. Tác phẩm chính: Nơi bắt đầu có gió (tiểu thuyết, 1991), Mầu nhiệm tháng ngày (tập truyện ngắn, 2002), Bình minh mù sương (tập truyện ngắn, 2002), Người đàn bà kì lạ (tập truyện ngắn, 2004), Lửa của cỏ (tiểu thuyết, 2006), Những mái đầu xanh (tiểu thuyết, 2006), (tập truyện ngắn, 2010).NGUYỄN QUỐC ANH (20.12.1944 – 11.12.2006): Nhà văn, nhà thơ, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, hiện cư trú tại TP. Vinh, Nghệ An, bút danh khác: Nguyễn Đức Bùi, Bùi Điểu. Từng học hai lớp thông tin viên Báo Hà Tĩnh và Báo quân khu IV, học khóa 6 của Trường bồi dưỡng nhà văn của Hội Nhà văn, giữ nhiều chức vụ cán bộ, là CT Hội VNNT thành phố Vinh, Ủy viên BCH Hội Văn nghệ Nghệ An. Tác phẩm chính: Tình yêu sáng sớm (thơ, in chung, 1974), các tập thơ: Trái mùa hoa, Gửi bạn bè, Gập ghềnh lối cỏ, Chua ngọt thường ngày, …; Truyện ngắn: Gió ngàn; Truyện kí: Rong chơi với thần chết.NGUYỄN BẠCH DƯƠNG (30.12.1944 – 11.12.2006): Tên thật là Nguyễn Kim Dũng, nhà thơ, quê ở Cao Lãnh, Đồng Tháp. Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Trước làm việc tại Hội văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long, hiện nay hưu trí tại TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm chính: Sau cơn địa chấn (tập thơ, 1964), Hoàng (tập thơ, 1965), Thơ anh và tình em (tập thơ, 1987), Lặng lẽ vần thơ yêu em (tập thơ, 1991), …HOÀNG XUÂN NHỊ (1914 – 1990): Nhà giáo, nhà văn, dịch giả, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tác phẩm chính: Palaintes d’une Chinh-phou; (Lời than vãn của người Chinh phụ tức Chinh phụ ngâm, Pari, 1938), Les Cahies intimes de Heou Tam (Tiểu thuyết tự thuật của Huệ Tâm, Paris, 1938, 1941), Thúy Kiều (kịch nói 5 hồi dựa theo Truyện Kiều của Nguyễn Du, Paris, 1942), Sinle, một nhà thơ vĩ đại của nhân dân Đức và của nhân loại (nghiên cứu, 1955), Lịch sử văn học Nga (từ nguồn gốc đến đầu thế kỷ XX, gồm 5 tập, nghiên cứu. Tập I: 1957, Tập II: 1959; Tập III: 1960; Tập IV: 1962; Tập V: 1962), M.Goócki, đời sống và sự nghiệp sáng tác (nghiên cứu, 1961), Tìm hiểu thơ Hồ Chủ tịch (nghiên cứu, 1975, 1976), Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng (nghiên cứu, 1975), Chủ nghĩa xét lại hiện đại trong văn học nghệ thuật ở một số nước (nghiên cứu, 1976), Dưới đáy (dịch, Gorki, 1960), Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin (4 tập, dịch, 1963), Những phạm trù mỹ học cơ bản (dịch, 1974).TẠ HỮU THIỆN (1924 – 1.9.1969): Nhà văn, không rõ quê quán. Tham gia kháng chiến chống Pháp, sau khi hòa bình lặp lại, làm biên tập viên tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang NXB Phổ thông. Tác phẩm chính: Lửa than (tiểu thuyết, 1959).(Danh sách tiếp tục cập nhập…)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *