*

Giới thiệu

*

*

*

*
*
*

*

Liên kết websiteDiễn đàn sinh viênDiễn đàn học tậpCổng thông tin sinh viên, giảng viên – Đại học Duy TânĐại học Duy Tân

Th.S Phạm Thị Thu Hương

1. Định nghĩa

Công ty đa quốc gia,thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.

Đang xem: Tập đoàn đa quốc gia là gì

Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau. (khác vớiCông ty quốc tế: chỉ là tên gọi chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó.)

2 .Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia

-Đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ.

-Đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao.

-Tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.

Xem thêm:

Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.

Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau:

+Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác…

+Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ…

3.Đặc điểm hoạt động các công ty đa quốc gia

Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau.

Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh.

4. Tại sao công ty đa quốc gia phải kinh doanh toàn cầu

Thông thường nhiều người chorằngcác côngty tiến hành quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của nó đều dựa trên một lý do duy nhất đó là việc tìm kiếm và khai thác lợi nhuận từ các cơ hội kinhdoanhtrên thị trườnghải ngoại.

Xem thêm:

Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều độnglực dẩn đến hoạ t động quốc tế hoá hoạ t động kinh doanh của các công ty.Các độnglực nầy cóthể được phân chia thànhhai dạ ng: chủđộng và thụ động. Trong từng dạng như vậy người ta còn phân ra thànhcác nhân tốbên trong và nhân tốbên ngoài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *