Cũng giống như loa, các thông số không thể cho chúng ta biết liệu tai nghe có chất âm như thế nào hay độ thoải mái ra sao. Thế nhưng, thông số sẽ có ích cho việc lựa chọn đúng loại tai nghe để sử dụng với thiết bị của người sử dụng.

Đang xem: Trở kháng tai nghe là gì

Thông số thường gặp nhất ở tai nghe chính là đáp tuyến tần số, một loại thông số rất quen thuộc với những ai chơi loa. Trong bảng thông số kỹ thuật, thường chúng ta sẽ bắt gặp con số như đáp tuyến tần số 20Hz – 18kHz. Tuy nhiên, như vậy rất dễ nhầm lẫn vì thiếu thông tin. Thực tế, tai nghe không có đáp tuyến tần số phẳng, chúng được thiết kế để người nghe có cảm giác đáp tuyến tần số phẳng mà thôi. Do đó, nếu đo thấy đáp tuyến tần số của một tai nghe cao cấp có đỉnh lên đến 10dB trong phạm vi từ 3kHz đến 8kHz, đều đó cũng không có gì quá bất thường. Nếu như đối với loa, những đỉnh âm như vậy sẽ khiến cặp loa không thể nghe được, đỉnh âm làm cho cân bằng âm sắc trở nên tự nhiên hơn.

Quan trọng hơn, việc đo đáp tuyến tần số của tai nghe khó hơn rất nhiều so với đo đáp tuyến tần số của loa. Chỉ cần rời khoảng cách từ tai nghe đến mic đo khoảng 1.6mm là đã làm thay đổi kết quả đo rồi. Trong khi đó, việc dùng mic đo để đo loa sẽ dễ dàng hơn và thu lại kết quả đáng tin cậy hơn. Cuối cùng, không có bất cứ sự liên quan nào giữa đáp tuyến tần số của loa tốt với đáp tuyến tần số tốt đối với một chiếc tai nghe, bởi đơn giản, chúng ta không thể biết rằng với đáp tuyến tần số nào thì tai nghe sẽ có chất âm tự nhiên nhất. Do đó chỉ nhìn vào thông tin đáp tuyến tần số, thậm chí đồ thị đường cong đáp tuyến tần số thì vẫn chưa đủ để biết được chất âm của tai nghe sẽ như thế nào.

*

Ở tai nghe, có một thông số khác hữu ích hơn, đó là trở kháng. Chúng ta đều biết rằng trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Trở kháng của tai nghe sẽ có phạm vi giá trị rộng hơn nhiều so với loa thông thường. Một cặp loa sẽ có trở kháng nằm trong phạm vi từ 4 đến 8 Ohm, thế nhưng ở tai nghe, con số này là từ 15 đến 600 Ohm.

Xem thêm: Tài Chính Cá Nhân (Bài 7): Tính Tỷ Suất Sinh Lợi Là Gì ? Tỷ Suất Sinh Lợi Là Gì

Đối với loa, trở kháng càng thấp bao nhiêu thì ampli càng phải có công suất đầu ra cao bấy nhiêu. Một cặp loa với trở kháng thấp sẽ buộc power-amp phải truyền tải lượng dòng điện nhiều hơn đến loa. Đó là lý do vì sao loa trở kháng thấp sẽ phối ghép tốt nhất với một power-amp thật mạnh. Cũng tương tự như vậy, tai nghe trở kháng thấp sẽ thể hiện tốt nhất khi được phối ghép cùng một chiếc headphone amp chuyên dụng chất lượng cao. Mạch khuếch đại rẻ tiền được tích hợp trong điện thoại, tablet hay máy nghe nhạc giá rẻ sẽ, thậm chí ở một vài AV receiver sẽ không thể cung cấp được năng lượng cho những chiếc tai nghe như vậy. Do đó, âm thanh sẽ trở nên khá yếu ớt, rời rạc. Các dải bass bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mà trở nên mờ nhạt thiếu độ chi tiết cũng như sự sống động. Những ampli tốt nhất cho tai nghe thường là những headphone amp chuyên dụng, có mạch khuếch đại riêng, hay là những DAC với mạch khuếch đại tín hiệu cao cấp. Những tai nghe có trở kháng cao sẽ là lựa chọn phù hợp hơn với những thiết bị phổ thông với mạch headphone amp tích hợp.

*

Hiểu được trở kháng của tai nghe là một điều rất quan trọng để tìm được ampli sẽ phối ghép cùng, đặc biệt là khi hiểu thêm về trở kháng đầu ra của ampli. Quy tắc thường gặp là trở kháng của tai nghe tối thiểu cao hơn 10 lần trở kháng đầu ra của ampli. Nếu như ampli có trở kháng đầu ra cao hơn 1/10 trở kháng của tai nghe, đáp tuyến tần số (độ cân bằng âm sắc) sẽ bị ảnh hưởng. Đó là lý do cùng một tai nghe, khi sử dụng với những ampli khác nhau sẽ có những chất âm khác nhau. Bên cạnh đó, ampli có trở kháng đầu ra cao thường sẽ mang hệ số damping thấp. Hệ số damping là nguyên nhân khiến các dải bass mất đi sự nhanh nhạy, sức nặng cũng như độ chính xác. Nhìn chung, các quy luật về điện khi phối ghép ampli với headphone cũng không khác gì so với phối ghép ampli và loa.

Nếu như trở kháng đầu ra của headphone amp thấp hơn 2 Ohm, headphone amp đó có thể phối ghép với bất cứ chiếc tai nghe nào. Tuy nhiên, nhiều headphone amp thường có trở kháng đầu ra cao hơn thế, đặc biệt là các máy nghe nhạc giá rẻ. Thiết kế của những thiết bị như vậy có thể thêm tới 30 Ohm trở kháng cho đầu ra của mạch khuếch đại để bảo vệ op-amp bên trong headphone. Mặc dù kỹ thuật này có thể giúp headphone amp hoạt động ổn định hơn, vô hình chung nó lại khiến headphone amp không thể phối ghép tốt với bất cứ mẫu tai nghe nào trên thị trường. Những headphone amp cao cấp đôi khi có trở kháng đầu ra chỉ bằng một phần của 1 Ohm, vì thế chúng sẽ dễ dàng phối ghép với tai nghe. Ngoài ra, một số mẫu tai nghe cao cấp như Audio Technica ATH-CKS550X sẽ có trở kháng rất thấp để phù hợp với nhiều headphone amp khác nhau.

Xem thêm: Cái Quần Tiếng Anh Là Gì – Từ Vựng Tiếng Anh Về Quần Áo

*

Thông số cuối cùng chúng ta cần quan tâm là độ nhạy. Đây chính là thước đo để xem tai nghe đạt đến mức âm lượng nào với mức công suất đầu vào nhất định. Cụ thể hơn, độ nhạy cho biết mức áp suất âm thanh mà headphone tạo ra khi có dòng điện 1mili watt (1mW). Độ nhạy của tai nghe rất đa dạng, phạm vi từ 70 dB/mW cho đến 125 dB/mW. Độ nhạy càng thấp, công suất để đạt được mức áp suất âm thanh yêu cầu sẽ càng lớn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *